Bài 15 Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn trang 71 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 15 Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn trang 71, 72. Viết đoạn văn (4 – 5 câu) giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu. Câu 1 trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Các câu trong những đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? a. (1) Mới hôm qua, tôi chỉ thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ. (2) Thế mà hôm nay, đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở, tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ẩm. (Theo Vũ Tú Nam) b. (1) Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. (2) Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và khỉ. (3) Đười ươi và khỉ tìm đủ mọi cách để trêu chọc sư tử. (4) Bị trêu chọc, con thú dữ phát khùng nhe răng ra định ngoạm đầu đười ươi và khỉ, nhưng những con vật này dùng đủ miếng võ để né tránh một cách tài tình. (Theo Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ) c. (l) Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. (2) Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... (3) Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. (4) Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. (Theo Ay Dun và Lê Tấn) Phương pháp: Em đọc kĩ các đoạn văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: Các câu trong những đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách: a. Dùng từ ngữ nối từ câu (1) sang câu (2): Mới – thế mà. b. Dùng cách lặp từ ngữ: + Từ câu (1) sang câu (2): võ + Từ câu (2) sang câu (3): đười ươi và khỉ + Từ câu (3) sang câu (4): trêu chọc c. Dùng cách lặp từ ngữ + Từ câu (1) sang câu (2): nhà rông + Từ câu (2) sang câu (3): nhà rông + Từ câu (3) sang câu (4): nhà rông Câu 2 trang 72 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Chọn từ ngữ thay cho bông hoa để liên kết các câu trong đoạn văn. người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng (1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) * chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) * từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) * thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, * sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. (Truyện Cây khế) Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn để điền từ ngữ thích hợp. Lời giải: (1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng. Câu 3 trang 72 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Viết đoạn văn (4 – 5 câu) giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu. Phương pháp: Em suy nghĩ và viết đoạn văn phù hợp. Gợi ý: - Đó là phương tiện gì? - Phương tiện đó có đặc điểm như thế nào? - Ý nghĩa của phương tiện. Lời giải: Bè tre là một trong những phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước thô sơ, đơn giản mà vẫn hiệu quả. Mặc chỉ là các cây tre ghép lại, buộc mối thành một mặt phẳng nhưng bè có thể nổi được, có thể chở được nhiều người cùng lúc. Bên cạnh đó, với chi phí để làm ra chiếc bè không khó, người ta thường bắt gặp những chiếc bè xuất hiện nhiều, không có người trông coi hoặc thậm chí là sử dụng miễn phí để qua sông, kênh. Vì thế, con người nơi sông nước sống với nhau vừa tình cảm, vừa gần gũi với nhau là bởi vậy. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi - Tuần 26
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 15 Đánh giá, chỉnh sửa chương trình hoạt động trang 72. Chia sẻ với người thân về những hoạt động được thể hiện trong bản chương trình mà em đã viết.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 16 Về thăm đất mũi trang 73, 74. Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi. Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi” tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình"?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 16 Nói và nghe: Sản vật địa phương trang 75, 76. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 16 Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2) trang 75. Viết chương trình cho 1 trong 2 hoạt động dưới đây: Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).