Bài 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 trang 47, 48 SGK Toán 8 tập 2 - Bất phương trình bậc nhất một ẩnBài 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 trang 47;bài 27 trang 48 SGK Toán 8 tập 2 - Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Bài 23 trang 47 Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:a) 2x - 3 > 0 ; b) 3x + 4 < 0c) 4 - 3x ≤ 0 ; d) 5 - 2x ≥ 0. Bài 19 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải các bất phương trình (theo quy tắc chuyển vế): a) x - 5 > 3 b) x - 2x < -2x + 4 c) -3x > -4x + 2 d) 8x + 2 < 7x - 1 Phương pháp: Áp dụng qui tắc chuyển vế: Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó. Lời giải: (Áp dụng quy tắc: chuyển vế - đổi dấu) a) x - 5 > 3 ⇔ x > 3 + 5 (chuyển -5 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành 5) ⇔ x > 8. Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 8. b) x - 2x < -2x + 4 ⇔ x - 2x + 2x < 4 ⇔ x < 4 Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 4. c) -3x > -4x + 2 ⇔ -3x + 4x > 2 ⇔ x > 2 Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2. d) 8x + 2 < 7x - 1 ⇔ 8x - 7x < -1 - 2 ⇔ x < -3 Vậy nghiệm của bất phương trình là x < -3. Bài 20 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải các bất phương trình (theo quy tắc nhân): a) 0,3x > 0,6 ; b) -4x < 12 c) -x > 4 ; d) 1,5x > -9 Phương pháp: Áp dụng qui tắc nhân với một số: Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: - Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. - Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. Lời giải: Bài 21 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải thích sự tương đương sau: a) x - 3 > 1 ⇔ x + 3 > 7 b) -x < 2 ⇔ 3x > -6 Phương pháp: Áp dụng định nghĩa hai bất phương trình tương đương: Hai bất phương trình tương đương là hai bất phương trình có cùng tập nghiệm. Lời giải: a) x – 3 > 1 ⇔ x – 3 + 6 > 1 + 6 (Cộng 6 vào cả hai vế). Hay x + 3 > 7.. Vậy hai bpt trên tương đương. b) –x < 2 ⇔ (-x).(-3) > 2.(-3) (Nhân cả hai vế với -3 < 0, BPT đổi dấu) ⇔ 3x > -6. Vậy hai BPT trên tương đương. Bài 22 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số: a) 1,2x < -6 ; b) 3x + 4 > 2x + 3 Phương pháp: Áp dụng quy tắc nhân Khi ta nhân (hoặc chia) hai vế bất phương trình với 1 số âm thì ta được bất phương trình mới ngược chiều với bất phương trình ban đầu. Lời giải: a) 1,2x < -6 ⇔1,2 x : 1,2 < -6 : 1,2 ⇔ x < - 5 Vậy nghiệm của bất phương trình là x < -5. b) 3x + 4 > 2x + 3 ⇔ 3x - 2x > 3 - 4 (chuyển vế 2x và 4, đổi dấu hạng tử). ⇔ x > -1 Vậy nghiệm của bất phương trình là x > -1. Bài 23 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số: a) 2x - 3 > 0 ; b) 3x + 4 < 0 c) 4 - 3x ≤ 0 ; d) 5 - 2x ≥ 0 Phương pháp: Áp dụng - Qui tắc chuyển vế Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó. - Quy tắc nhân với một số Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: + Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. + Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. Lời giải: Bài 24 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải các bất phương trình: a) 2x - 1 > 5 ; b) 3x - 2 < 4 c) 2 - 5x ≤ 17 ; d) 3 - 4x ≥ 19 Phương pháp: Áp dụng: Quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân hai vế với một số. Lời giải: a) 2x - 1 > 5 ⇔ 2x > 1 + 5 (Chuyển vế và đổi dấu hạng tử -1) ⇔ 2x > 6 ⇔ x > 3 (Chia cả hai vế cho 2 > 0, BPT không đổi chiều). Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 3. b) 3x - 2 < 4 ⇔ 3x < 4 + 2 (Chuyển vế và đổi dấu hạng tử -2) ⇔ 3x < 6 ⇔ x < 2 (Chia cả hai vế cho 3 > 0, BPT không đổi chiều). Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 2. c) 2 - 5x ≤ 17 ⇔ -5x ≤ 17 - 2 (Chuyển vế và đổi dấu hạng tử 2) ⇔ -5x ≤ 15 ⇔ x ≥ -3 (Chia cả hai vế cho -5 < 0, BPT đổi chiều). Vậy nghiệm của bất phương trình là x ≥ - 3 d) 3 - 4x ≥ 19 ⇔ -4x ≥ 19 - 3 (Chuyển vế và đổi dấu hạng tử 3) ⇔ -4x ≥ 16 ⇔ x ≤ -4 (Chia cả hai vế cho -4 < 0, BPT đổi chiều). Vậy nghiệm của bất phương trình là x ≤ -4 Bài 25 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Giải các bất phương trình: Phương pháp: Áp dụng: Quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân hai vế với một số. Lời giải: Bài 26 trang 47 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Hình vẽ sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào? (Kể ba bất phương trình có cùng tập nghiệm).
Phương pháp: Áp dụng qui tắc biểu diễn tập nghiệm trên trục số. Lời giải: a) Hình a) biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình: x ≤ 12 hoặc x + 4 ≤ 16 hoặc 2x + 1 ≤ 25 b) Hình biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình: x ≥ 8 hoặc x + 3 ≥ 11 hoặc 3 – 2x ≤ -13. Bài 27 trang 48 SGK Toán lớp 8 tập 2 Câu hỏi: Đố: Kiểm tra xem giá trị x = -2 có là nghiệm của bất phương trình sau không? a) x + 2x2 – 3x3 + 4x4 – 5 < 2x2 – 3x3 + 4x4 – 6; b) (-0,001)x > 0,003. Phương pháp: Bước 1: Giải tìm tập nghiệm của bất phương trình Bước 2: Thay giá trị \(x=-2\) vào tập nghiệm của bất phương trình: +) Nếu cho khẳng định đúng thì \(x=-2\) là nghiệm của bất phương trình +) Nếu cho khẳng định sai thì \(x=-2\) không là nghiệm của bất phương trình. Lời giải: a) x + 2x2 - 3x3 + 4x4 - 5 < 2x2 - 3x3 + 4x4 - 6 ⇔ x < 2x2 - 3x3 + 4x4 - 6 - 2x2 + 3x3 - 4x4 + 5 (chuyển vế - đổi dấu) ⇔ x < -1 (*) Vì -2 < -1 nên -2 là nghiệm của bất phương trình Vậy x = -2 là nghiệm của bất phương trình. b) (-0,001)x > 0,003 ⇔ x < -3 (chia cả hai vế cho -0,001) Vì -2 > -3 nên -2 không phải nghiệm của bất phương trình Vậy x = -2 không là nghiệm của bất phương trình. sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Chương IV. Bất phương trình bậc nhất một ẩn
|
Bài 28, 29, 30, 31, 32, 33 trang 48; bài 34 trang 49 SGK Toán 8 tập 2 - Luyện tập. Bài 30. Một người có số tiền không quá 70000 đồng gồm 15 tờ giấy bạc với hai loại mệnh giá: loại 2000 đồng và loại 5000 đồng. Hỏi người đó có bao nhiêu tờ giấy bạc loại 5000 đồng?
Bài 35, 36, 37 trang 51 SGK Toán 8 tập 2 - Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối. Bài 35 trang 51 Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và rút gọn các biểu thức:
Bài 38, 39, 40, 41, 42, 43 trang 53; bài 44, 45 trang 54 SGK Toán 8 tập 2 - Ôn tập chương 4. Bài 38 trang 53:Cho (m > n), chứng minh: a) (m + 2 > n +2); b) (-2m < -2n); c) (2m -5 > 2n -5); d) (4 – 3m < 4 – 3n).
Bài 1 trang 58; bài 2, 3, 4, 5 trang 59 SGK Toán 8 tập 2 - Định lí Ta-lét trong tam giác. Bài 3 Cho biết độ dài của AB gấp 5 lần độ dài của CD và độ dài của A'B' gấp 12 lần độ dài của CD. Tính tỉ số của hai đoạn thẳng AB và A'B'.