Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 2.28 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao

Giải bài 2.28 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. Ba điện trở được mắc với nhau theo sơ đồ Hình 2.22.

Bài 2.28 trang 25 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Ba điện trở \(({R_1},{R_2},{R_3}\) được mắc với nhau theo sơ đồ Hình 2.22.

Khi đổi chỗ các điện trở với nhau, người ta lần lượt thu được các giá trị điện trở \({R_{AB}}\) của mạch là \(2,5\Omega ;4\Omega \) và \(4,5\Omega .\) Tìm \({R_1},{R_2}\) và \({R_3}.\)

Giải :

Ta có \(\left( {{R_1}nt{R_2}} \right)//{R_3}.\)

\({R_{AB}} = {{\left( {{R_1} + {R_2}} \right){R_3}} \over {{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = 2,5\Omega \,\,\,(1)\)

Nếu \(\left( {{R_1}nt{R_3}} \right)//{R_2}\) thì:

\({R_{AB}} = {{\left( {{R_1} + {R_3}} \right){R_2}} \over {{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = 4\Omega \,\,\,(2)\)

Nếu \(\left( {{R_2}nt{R_3}} \right)//{R_1}\) thì:

\({R_{AB}} = {{\left( {{R_2} + {R_3}} \right){R_1}} \over {{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = 4,5\Omega \,\,\,(3)\)

Từ đó suy ra : \({R_1} = 9\Omega ;{R_2} = 6\Omega ;{R_3} = 3\Omega .\)

Sachbaitap.com