Bài 3.10 trang 18 sách bài tập (SBT) Hóa học 12Hỗn hợp khí A chứa metylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 100 ml A trộn với 470 ml oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Hỗn hợp khí A chứa metylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 100 ml A trộn với 470 ml oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng là 615 ml ; loại bỏ hơi nước thì còn lại 345 ml ; dẫn qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 25 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng hiđrocacbon trong A. Hướng dẫn trả lời: Thể tích hơi nước : 615 - 345 = 270 (ml) Thể tích khí CO2 : 345 - 25 = 320 (ml). Để tạo ra 320 ml CO2 cần 320 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2). Để tạo ra 270 ml hơi nước cần 135 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2). Thể tích O2 tham gia phản ứng : 320 + 135 = 455 (ml). Thể tích O2 còn dư : 470 - 455 = 15 (ml) Thể tích N2: 25-15= 10 (ml). Thể tích CH3NH2 = 2.V N2 = 2.10 = 20 (ml). Thể tích hai hiđrocacbon : 100 - 20 = 80 (ml). Khi đốt 20 ml CH3NH2 tạo ra 20 ml CO2 và 50 ml hơi nước. Khi đốt 80 ml hiđrocacbon tạo ra 300 ml CO2 và 220 ml hơi nước. Đặt công thức chung của hai hiđrocacbon là CxHy Bảo toàn nguyên tố C và H của CxHy ta có: \(x = {{300} \over {80}} = 3,75\) \(y = {{220.2} \over {80}} = 5,5\) Vậy một hiđrocacbon có 3 nguyên tử cacbon và một hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon. Hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng khác nhau 2 nguyên tử hiđro và số nguyên tử hiđro trong mỗi phân tử hiđrocacbon phải là số chẵn. Vì vậy, với y = 5,5, có thể biết được một chất có 4 và một chất có 6 nguyên tử hiđro. Đặt thể tích C3H4 là a ml, thể tích C4H6 là b ml, ta có : a + b = 80 (1) Thể tích CO2 là : 3a + 4b = 300 (2) Từ (1) và (2) → a = 20 ; b = 60 Vậy C3H4 chiếm 20% và C4H6 chiếm 60% thể tích của hỗn hợp. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Hóa 12 - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Bài 9. AMIN
|
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất
Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.
Chất A là một amino axit mà phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác. Thí nghiệm cho biết 100 ml dung dịch 0,2M của chất A phản ứng vừa hết với 160 ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng này thì được 3,82 g muối khan.
Hợp chất A là một muối có công thức phân tử C2H8N2O3. A tác dụng được với KOH tạo ra một amin và các chất vô cơ.