Giải Bài tập đọc hiểu: Ông lão đánh cá và con cá vàng trang 6, 7 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 2 - Cánh diềuTrong truyện, từ nào miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng? Phương án nào miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá? Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Bài học em rút ra được từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì? Chọn một nhân vật mà em có ấn tượng trong truyện, nêu ra một hoặc một số bài học từ nhân vật ấy. Câu 1 trang 6, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Trong truyện, từ nào miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng? A. Run rẩy B. Lóc cóc C. Loạng choạng D. Vui vẻ Lời giải: Từ miêu tả ông lão đánh cá khi ra biển cầu xin cá vàng: Đáp án B. Lóc cóc. Câu 2 trang 6, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Phương án nào miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá? A. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nữ hoàng - nhất phẩm phu nhân - Long Vương. B. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - Long Vương - nữ hoàng C. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - nữ hoàng - Long Vương D. Cái máng lợn mới - nhất phẩm phu nhân - một cái nhà rộng - nữ hoàng - Long Vương Lời giải: Phương án miêu tả chính xác những đòi hỏi ngày càng tăng của vợ ông lão đánh cá: C. Cái máng lợn mới - một cái nhà rộng - nhất phẩm phu nhân - nữ hoàng - Long Vương. Câu 3 trang 6, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì? Lời giải: Cảnh biển tương ứng với mức độ đòi hỏi của bà vợ, khi bà vợ càng đòi hỏi nhiều thì biển càng phản ứng dữ dội. Những trạng thái ấy biểu đạt sự không đồng tình với lòng tham vô đáy của người vợ, không bao giờ hài lòng và biết ơn với những gì mình đang có mà chỉ biết đòi hỏi nhiều hơn nữa. Câu 4 trang 6, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Bài học em rút ra được từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì? Chọn một nhân vật mà em có ấn tượng trong truyện, nêu ra một hoặc một số bài học từ nhân vật ấy. Lời giải: – Bài học rút ra từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng: quá tham lam cuối cùng cũng sẽ chẳng được gì. Trong cuộc sống, cần phải biết thế nào là đủ, cần phải biết ơn người đã mang đến cho mình cuộc sống tốt đẹp thì mới có hậu về sau. - Bài học rút ra từ các nhân vật trong truyện: + Bài học từ nhân vật ông lão đánh cá: cần biết thương yêu, thậm chí cứu hộ loài vật khi chúng gặp nguy hiểm; không nên nhu nhược, khờ khạo; không nên để người khác xui khiến để rồi đánh mất sự tự trọng: + Bài học từ nhân vật cá vàng: không nên chiều theo ý muốn của người khác (kể cả người đã giúp mình) một cách vô lí; cần biết cảm ơn người đã giúp mình nhưng không nên tạo điều kiện cho lòng tham phát triển. + Bài học từ nhân vật mụ vợ: không nên tham lam, không được sống vô ơn bạc nghĩa Câu 5 trang 6, SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: (Câu hỏi 5, SGK) Hãy nêu một điểm giống, một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kì ảo; kiểu nhân vật,...) Lời giải: Truyện có lối kết thúc theo mô típ nhân quả thường thấy trong các truyện cổ tích. Truyện có yếu tố kì ảo, không có thật. Truyện gửi gắm những bài học về lẽ sống, cách ứng xử. Câu 6 trang 6, 7 SBT Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều Câu hỏi: Đọc và xếp lại nội dung các lần đòi hỏi của vợ ông lão đánh cá nêu ở cột trái cho phù hợp với trình tự cảnh biển thay đổi nêu trong cột phải:
Lời giải: Nội dung các lần đòi hỏi của vợ ông lão đánh cá với trình tự cảnh biển:
Xem thêm tại đây:
Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)
|
Trong truyện, cô bé bán diêm được miêu tả với đặc điểm? Khi quẹt que diêm thứ nhất, em bé đã tưởng tượng ra một bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Vì sao sau khi que diêm thứ tư phụt tắt, em bé đã quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao? Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và ước mơ của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Qua các từ mẫm bóng, hủn hoẳn, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn? Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây: Trong những câu dưới đây, cụm danh từ làm chủ ngữ ở câu nào có trật tự từ phù hợp hơn?
Hãy kể về một lần em mắc lỗi. Hãy kể lại một sự việc mà em chứng kiến và nhớ mãi.
Đọc bốn khổ thơ đầu và tìm những chi tiết giúp em biết lúc này thời tiết rất lạnh. Việc miêu tả thời tiết lạnh có liên quan gì đến sự kiện “đêm nay Bác không ngủ” trong bài thơ? Chi tiết “Rồi Bác đi dém chăn / Từng người từng người một” giúp em hiểu được điều gì về tình cảm của Bác với các chiến sĩ?