Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 17 trang 223 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao

Giải bài tập Câu 17 trang 223 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao

Cho hình chữ nhật ABCD có AB = a, BC = b. Xét hai tia At, Ct’ cùng chiều và cùng vuông góc với mp(ABC). Lấy điểm M thuộc At, N thuộc Ct’ (M ≠ A, N ≠ C). Đặt AM = m, CN = n.

a) Tính góc giữa các mặt phẳng (MBD) và (NBD) với mặt phẳng (ABCD).

b) Tính góc giữa hai mặt phẳng (MBD) và (NBD). Tìm hệ thức giữa a, b, m, n để hai mặt phẳng đó vuông góc.

c) Khi a = b và mp(MBD) vuông góc với mp(NBD), hãy tính đường cao OI của tam giác MON (trong đó O là giao điểm của AC và BD), từ đó suy ra hai mặt phẳng (BMN) và (DMN) vuông góc với nhau.

Trả lời

 

a) Kẻ \(AH \bot B{\rm{D}}\). Do \(MA \bot \left( {ABC{\rm{D}}} \right)\) nên \(MH \bot B{\rm{D}}\) (định lí ba dường vuông góc).

Ta có MAH là tam giác vuông tại A nên \(\widehat {MHA}\) là góc giữa mp(MBD) với mp(ABCD). Đặt \(\widehat {MHA} = \alpha \) thì

\(\eqalign{  & \tan \alpha  = {{MA} \over {AH}},MA = m  \cr  & AH = {{ab} \over {\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}  \cr  &  \Rightarrow \tan \alpha  = {{m\sqrt {{a^2} + {b^2}} } \over {ab}} \cr} \)

Vậy góc giữa mặt phẳng (MBD) và mặt phẳng (ABCD) là α mà

\(\tan \alpha  = {{m\sqrt {{a^2} + {b^2}} } \over {ab}}\)

Tương tự, ta có \(\widehat {NKC}\) là góc giữa mp(NBD) với mp(ABCD) và đặt \(\widehat {NKC} = \beta \) thì

\(\tan \beta  = {{n\sqrt {{a^2} + {b^2}} } \over {ab}}\)

Vậy góc giữa mặt phẳng (NBD) và mặt phẳng (ABCD) là β mà

\(\tan \beta  = {{n\sqrt {{a^2} + {b^2}} } \over {ab}}\)

b) Kẻ Hx song song với KN, do AH // KC và At, Ct’ nằm về một phía của (ABCD) nên \(\widehat {MH{\rm{x}}}\) hoặc \({180^0} - \widehat {MH{\rm{x}}}\) là góc giữa hai mặt phẳng (MBD) và (NBD).

Đặt \(\widehat {MH{\rm{x}}} = \gamma \) thì \(\gamma  = {180^0} - \left( {\alpha  + \beta } \right)\)

\(\eqalign{  & \tan \gamma  =  - tan\left( {\alpha  + \beta } \right) = {{\tan \alpha  + \tan \beta } \over {\tan \alpha \tan \beta  - 1}}  \cr  &  = {{\sqrt {{a^2} + {b^2}} \left( {m + n} \right)ab} \over {mn\left( {{a^2} + {b^2}} \right) - {a^2}{b^2}}} \cr} \)

Vậy góc giữa hai mặt phẳng (MBD) và (NBD) là φ mà

\(\tan \varphi  = {{\sqrt {{a^2} + {b^2}} \left( {m + n} \right)ab} \over {\left| {mn\left( {{a^2} + {b^2}} \right) - {a^2}{b^2}} \right|}}\)

Từ đó, suy ra mặt phẳng (MBD) và mặt phẳng (NBD) vuông góc khi và chỉ khi

\(mn\left( {{a^2} + {b^2}} \right) - {a^2}{b^2} = 0\) hay \(mn = {{{a^2}{b^2}} \over {{a^2} + {b^2}}}\).

c)

 

Khi a = b thì H ≡ K ≡ O và \(mp\left( {MB{\rm{D}}} \right) \bot mp\left( {NB{\rm{D}}} \right)\) tức là \(mn = {{{a^2}} \over 2}\).

Gọi OI là đường cao của tam giác vuông OMN.

Ta có

 \(\eqalign{  & OI = {{2{{\rm{S}}_{MON}}} \over {MN}}  \cr  & 2{{\rm{S}}_{MON}} = 2\left[ {{S_{ACNM}} - \left( {{S_{AM{\rm{O}}}} + {S_{CNO}}} \right)} \right]  \cr  &  = 2\left( {{1 \over 2}\left( {m + n} \right)a\sqrt 2  - {1 \over 2}.{{a\sqrt 2 } \over 2}m - {1 \over 2}.{{a\sqrt 2 } \over 2}n} \right)  \cr  &  = {{a\sqrt 2 } \over 2}\left( {m + n} \right)  \cr  & MN = \sqrt {{{\left( {m - n} \right)}^2} + 2{{\rm{a}}^2}}   \cr  &  = \sqrt {{{\left( {m - n} \right)}^2} + 4mn}   \cr  &  = m + n \cr} \)

Từ đó \(OI = {{a\sqrt 2 } \over 2}\)

Vậy BID là tam giác vuông tại I.

Mặt khác \(B{\rm{D}} \bot \left( {MACN} \right)\) nên \(B{\rm{D}} \bot MN\) ; kết hợp với \(OI \bot MN\) ta có \(MN \bot \left( {BI{\rm{D}}} \right)\).

Vì \(\widehat {BI{\rm{D}}} = {90^0}\) nên hai mặt phẳng (BMN) và (DMN) vuông góc với nhau.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Toán 11 Nâng cao - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: ÔN TẬP CUỐI NĂM - HÌNH HỌC