Câu 2.35 trang 18 sách bài tập Vật lí 12 Nâng caoMột đồng hồ quả lắc đếm giây (có chu kì T = 2 s), quả lắc được coi như là một con lắc đơn với dây treo và vật nặng làm bằng đồng có khối lượng riêng là và hệ số nợ dài là . Một đồng hồ quả lắc đếm giây (có chu kì T = 2 s), quả lắc được coi như là một con lắc đơn với dây treo và vật nặng làm bằng đồng có khối lượng riêng là \(\rho = 8900\,kg/{m^3}\) và hệ số nợ dài là \(\alpha = {17.10^{ - 6}}\) độ \(^{ - 1}\) . Giả sử đồng hồ chạy đúng trong chân không, ở nhiệt độ \({20^0}C\) và tại một nơi có gia tốc trọng trường \(g = 9,813\,m/{s^2}.\) a) Tính độ dài l của dây treo ở \({20^0}C\). b) Trong khí quyển ở \({20^0}C\) thì đồng hồ chạy thế nào ? c) Trong khí quyển ở \({30^0}C\) thì đồng hồ chạy thế nào ? d) Đưa đồng hồ đến một nơi có gia tốc trọng trường là \(g = 9,809\,m/{s^2}\) thì đồng hờ chạy thế nào trong chân không và ở \({20^0}C\)? Biết khối lượng riêng của không khí trong khí quyển là \({\rho _{kk}} = 1,3\,kg/{m^3}.\) Bỏ qua ảnh hưởng của lực cản không khí đến chu kì dao động của con lắc. Giải Công thức cho chu kì T là: \(T = 2\pi \sqrt {{l \over g}} \) a) Từ đó suy ra: \(l = {{g{T^2}} \over {4{\pi ^2}}} = {{9,813.4} \over {4.{{\left( {3,141} \right)}^2}}} \approx 0,995m\) b) Trong khí quyển, con lắc chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét của không khí bằng \({m \over \rho }{\rho _{kk}}g\). Lực đẩy làm giảm trọng lượng của con lắc và trọng lượng của nó chỉ còn là: \(mg - {m \over \rho }{\rho _{kk}}g = mg\left( {1 - {{{\rho _{kk}}} \over \rho }} \right)\) Như vậy, coi như con lắc chịu tác dụng của trọng trường biểu kiến có gia tốc: \(g' = g\left( {1 - {{{\rho _{kk}}} \over \rho }} \right)\) \({{{\rho _{kk}}} \over \rho } = {{1,3} \over {8900}} < < 1\) , kí hiệu \({{{\rho _{kk}}} \over \rho } = \varepsilon \) Chu kì dao động T của con lắc trong khí quyển ở \({20^o}\) là: \(T' = 2\pi \sqrt {{l \over g}} = T\sqrt {{g \over {g'}}} = T\sqrt {{1 \over {1 - \varepsilon }}} \) Với \(\varepsilon < < 1,\) có thể dùng những công thức gần đúng: \({1 \over {1 - \varepsilon }} \approx 1 + \varepsilon \) và \(\sqrt {1 + \varepsilon } = 1 + {\varepsilon \over 2}\) Cuối cùng sẽ có: \(\eqalign{ & \sqrt {{g \over {g'}}} \approx 1 + {\varepsilon \over 2} = 1,000073 \cr & T' \approx T\left( {1 + {\varepsilon \over 2}} \right) = 2\left( {1 + {{13} \over {2.89000}}} \right)\cr&\;\;\;\;\;\, = 2,000146s \cr} \) Chu kì tăng, tức là số giây mà đồng hồ chỉ trong một ngày giảm: đồng hồ chạy chậm đi. 1 ngày đêm = 24 giờ = 24.3600 s = 86400 s Với chu kì dao động của quả lắc là T, trong một ngày đêm đồng hồ chỉ: \({{86400} \over {T'}}.2 = {{86400.2} \over {2,000146}} = {{86400} \over {1,000073}} = 86393,7s\) Như vậy, trong một ngày đêm đồng hồ chạy chậm đi là: 86400 – 86392,7 = 6,3 s c) Gọi \({l_1}\) là chiều dài của con lắc ở \({30^o}C\), ta có: \(\sqrt {{{{l_1}} \over l}} = \sqrt {{{1 + 30\alpha } \over {1 + 20\alpha }}} \approx \sqrt {1 + 30\alpha - 20\alpha } \approx \sqrt {1 + 10\alpha }\) \( \approx 1 + 5\alpha = 1,000085\) Chu kì \({T_1}\) ở nhiệt độ \({30^o}C\) là: \({T_1} = 2\pi \sqrt {{{{l_1}} \over {g'}}} = 2\pi \sqrt {{l \over g}.{{{l_1}} \over l}.{g \over {g'}}} = T\sqrt {{{{l_1}} \over l}.{g \over {g'}}} \) \(= T\left( {1 + 5\alpha } \right)\left( {1 + 0,000073} \right)\) Áp dụng công thức gần đúng: \(\left( {1 + {\varepsilon _1}} \right)\left( {1 + {\varepsilon _2}} \right) \approx 1 + {\varepsilon _1} + {\varepsilon _2}\) Suy ra: \({T_1} = T\left( {1 + 0,000085 + 0,000073} \right) \) \(= 2.1,000158 = 2,000316s\) Đồng hồ chạy chậm đi, trong một ngày đêm là: \({{86400} \over {{T_1}}}.2 = {{86400} \over {1,000158}} = 86386,35s\) Tức là chậm đi 86400 – 86386,35 = 13,65 giây trong 1 ngày đêm. d) Đồng hồ chạy chậm đi 17,6 s trong 1 ngày đêm. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Vật lí 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG II: DAO ĐỘNG CƠ
|
Có hai lò xo giống hệt nhau. a) Treo quả nặng 200 g vào một lò xo và dao động tự do, chu kì dao động là 2 s. Tính độ cứng k của lò xo.
Treo một vật nặng vào lò xo 1, nó dao động với chu kì . Treo cùng vật nặng ấy vào lò xo 2, nó dao động với chu kì . a) Nếu nối tiếp hai lò xo rồi treo vật nặng vào lò xo hợp thành thì vật nặng dao động với chu kì là bao nhiêu ?
Một con lắc lò xo gồm một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu của hai lò xo nằm ngang, hai lò xo này có cùng trục và ở hai phía khác nhau của hòn bi ( Hình 2.5). Đầu kia của hai lò xo cố định. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là . Hòn bi có thể dao động không ma sát dọc theo trục chung của hai lò xo. Tính chu kì dao động của con lắc.