Câu 32 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 2Chứng minh rằng tam giác KMN đồng dạng với tam giác ABC với tỉ số đồng dạng k Tam giác ABC có ba góc nhọn và có trực tâm là điểm H. Gọi K, M, N thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AH, BH, CH. Chứng minh rằng tam giác KMN đồng dạng với tam giác ABC với tỉ số đồng dạng k = \({1 \over 2}\) . Giải: Trong tam giác AHB, ta có: K là trung điểm của AH (gt) M là trung điểm của BH (gt) Suy ra KM là đường trung bình của tam giác AHB. Suy ra: KM \( = {1 \over 2}AB\) (tính chất đường trung bình của tam giác ) Suy ra: \({{KM} \over {AB}} = {1 \over 2}\) (1) Trong tam giác AHC, ta có: K là trung điểm của AH (gt) N là trung điểm của CH (gt) Suy ra KN là đường trung bình của tam giác AHC. Suy ra: KN \( = {1 \over 2}AC\) (tính chất đường trung bình của tam giác ) Suy ra: \({{KN} \over {AC}} = {1 \over 2}\) (2) Trong tam giác BHC, ta có: M trung điểm của BH (gt) N trung điểm của CH (gt) Suy ra MN là đường trung bình của tam giác BHC. Suy ra: MN \( = {1 \over 2}BC\) (tính chất đường trung bình của tam giác ) Suy ra: \({{MN} \over {BC}} = {1 \over 2}\) (3) Từ (1), (2) và (3) suy ra: \({{KM} \over {AB}} = {{KN} \over {AC}} = {{MN} \over {BC}} = {1 \over 2}\) Vậy ∆ KMN đồng dạng ∆ ABC (c.c.c) Ta có hệ số tỉ lệ: k \( = {{KM} \over {AB}} = {1 \over 2}\). Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 8 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
|
Chứng minh rằng tam giác PQR đồng dạng với tam giác ABC.
Cho trước tam giác ABC. Hãy dựng một tam giác đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k
Hai tam giác mà các cạnh có độ dài sau đây thì đồng dạng với nhau. Trường hợp nào đúng ? Trường hợp nào sai ? hãy đánh dấu gạch chéo vào ô trả lời thích hợp ở bảng sau:
Cho tam giác ba góc nhọn ABC và một điểm O bất kì trong tam giác đó. Ba điểm D, E, F theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB, BC và CA. Ba điểm M, P, Q theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng OA, OB và OC.