Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 4.47 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao

Cho A, B, C, D là bốn điểm trong mặt phẳng phức theo thứ tự biểu diễn các số

Cho A, B, C, D là bốn điểm trong mặt phẳng phức theo thứ tự biểu diễn các số

\(1 + 2i\),         \(1 + \sqrt 3  + i\),            \(1 + \sqrt 3  - i\),        \(1 - 2i\)

Chứng minh rằng ABCD là một tứ giác nội tiếp đường tròn. Hỏi tâm đường tròn đó biểu diễn số phức nào ?

Giải

Vì mỗi cặp số \(1 + 2i\), \(1 - 2i\) và \(1 + \sqrt 3  + i\), \(1 + \sqrt 3  - i\) là cặp số phức liên hợp nên hai điểm A, D, hai điểm B, C đối xứng qua \(Ox\); phần thực của hai số đầu khác phần thực của hai số sau nên ABCD là một hình thang cân , do đó nó là một tứ giác nội tiếp đường tròn có tâm J nằm trên trục đối xứng \(Ox\); J biểu diễn số thực \(x\) sao cho \(\left| {\overrightarrow {JA} } \right| = \overrightarrow {\left| {JB} \right|}  \Leftrightarrow \left| {1 - x + 2i} \right| = \left| {1 - x + \sqrt 3  + i} \right|\). Từ đó suy ra  \(x\) = 1.

(Cách khác : \(\overrightarrow {AB} \) biểu diễn số phức \( \sqrt 3  - i\), \(\overrightarrow {DB} \) biểu diễn số phức \(\sqrt 3  + 3i\) mà \({{\sqrt 3  + 3i} \over {\sqrt 3  - i}} = \sqrt 3 i\) nên \(\overrightarrow {AB} \overrightarrow {.DB}  = 0\). Tương tự (hay vì lí do đối xứng qua \(Ox\)), \(\overrightarrow {DC} .\overrightarrow {AC}  = 0\). Từ đó suy ra AD là một đường kính của đường tròn đi qua A, B, C, D . ( h.4.13)

      

Sachbaitap.com

 

Xem lời giải SGK - Toán 12 Nâng cao - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Xem thêm tại đây: Ôn tập chương IV - Số phức