Câu 4.56 trang 184 sách bài tập Giải tích 12 Nâng caoa) Trong mặt phẳng phức cho điểm A biểu diễn số phức a) Trong mặt phẳng phức cho điểm A biểu diễn số phức \(\omega \). Chứng minh rằng phép biến đổi của mặt phẳng phức biến điểm biểu diễn số phức z tùy ý thành biểu diễn số phức z’ sao cho \(z' - \omega = i\left( {z - \omega } \right)\) là phép quay tâm A góc quay \({\pi \over 2}\) b) Giả sử ba đỉnh A, B, C của tam giác ABC trong mặt phẳng phức theo thứ tự biểu diễn các số \(\alpha ,\beta ,\gamma \). Gọi P, Q theo thứ tự là tâm các hình vuông dựng bên ngoài ABC trên các cạnh AB, AC và gọi N là trung điểm của BC. Tìm các số phức biểu diễn bởi các vectơ \(\overrightarrow {NQ} ,\overrightarrow {NP} \) rồi chứng minh NQP là tam giác vuông cân. Giải a) M là điểm biểu diễn số phức z, M’ là điểm biểu diễn số phức z’. Khi M trùng với A tức là \(z = \omega \) thì \(z' = \omega \) nên A biến thành chính nó. Khi M không trung với A thì \(\left| {\overrightarrow {AM'} } \right| = \left| {z' - \omega } \right| = \left| i \right|\left| {z - \omega } \right| = \left| {z - \omega } \right| = \left| {\overrightarrow {AM} } \right|\) và một acgumen của \({{z' - \omega } \over {z - \omega }} = i\) là số đo góc lượng giác (AM,AM') nên góc này là \({\pi \over 2}\). Từ đó phép biến đổi đang xét là phép quay tâm A, góc quay \({\pi \over 2}\) b) (h.4.15) Giả sử ta đi dọc chu vi tam giác ABC theo ngược chiều quay kim đồng hồ. Khi đó Q là ảnh của C qua phép quay tâm là trung điểm của CA góc quay \({\pi \over 2}\) nên nếu kí hiệu q là số phức biểu diễn bởi điểm Q thì theo câu a) ta có \(q - {{\gamma + \alpha } \over 2} = i\left( {\gamma - {{\gamma + \alpha } \over 2}} \right)\) Từ đó \(q = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\gamma + \left( {1 - i} \right)\alpha } \right]\) Đổi \(\alpha \) thành \(\beta \), \(\gamma \) thành \(\alpha \), ta suy ra p biểu diễn bởi P là \(p = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\alpha + \left( {1 - i} \right)\beta } \right]\) Vậy \(\overrightarrow {NP} \) biểu diễn số phức \(p - {1 \over 2}\left( {\beta + \gamma } \right) = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\alpha - i\beta - \gamma } \right]\) và \(\overrightarrow {NQ} \) biểu diễn số phức \(q - {1 \over 2}\left( {\beta + \gamma } \right) = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 - i} \right)\alpha - \beta + i\gamma } \right]\). Rõ ràng \(i,{1 \over 2}\left[ {\left( {1 - i} \right)\alpha - \beta + i\gamma } \right] = {1 \over 2}\left[ {\left( {1 + i} \right)\alpha - i\beta - \gamma } \right]\), nên suy ra \(NQ = NP\) và \(\overrightarrow {NQ},\overrightarrow {NP} \) vuông góc (h.4.15)
Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Ôn tập chương IV - Số phức
|