Câu 5 trang 221 Sách bài tập Hình học 11 Nâng caoGiải bài tập Câu 5 trang 221 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao Cho hai đường thẳng a, b cắt nhau và không vuông góc với nhau, điểm O không nằm trên chúng. Hãy xác định điểm A nằm trên a và điểm B nằm trên b sao cho tam giác OAB vuông cân tại đỉnh O. Trả lời
Giả sử đã xác định được hai điểm A, B theo yêu cầu của Câu toán. Vì \(\widehat {AOB} = {90^0}\) nên góc lượng giác \(\left( {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} } \right) = \pm {\pi \over 2}\). Xét trường hợp \(\left( {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} } \right) = {\pi \over 2}\). Gọi Q là phép quay tâm O với góc quay \({\pi \over 2}\) và a’ là ảnh của đường thẳng a qua phép Q. Vì Q biến điểm A thành điểm B nên B cũng nằm trên đường thẳng a’, nói cách khác B là giao điểm của a’ và b. Vậy ta có cách xác định điểm B như sau: Xác định đường thẳng a’ là ảnh của đường thanwgr a qua phéo quay Q rồi lấy giao điểm B của a’ và n. (Chú ý rằng a’ vuông góc với a còn b không vuông góc với a bên a’ và b cắt nhau). Để xác định điểm A ta vẽ đường thẳng c đi qua O và vuông góc OB thì c sẽ cắt a tại A. Vậy OAB là tam giác vuông cân cần tìm. Đối với trường hợp \(\left( {\overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {OB} } \right) = - {\pi \over 2}\) ta cũng làm tương tự và được tam giác vuông cân OA’B’ với A’ nằm trên a và B’ nằm trên b. Bài toán có hai nghiệm hình. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 11 Nâng cao - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
ÔN TẬP CUỐI NĂM - HÌNH HỌC
|
Giải bài tập Câu 6 trang 221 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao
Giải bài tập Câu 7 trang 221 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao
Giải bài tập Câu 8 trang 222 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao
Giải bài tập Câu 9 trang 222 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao