Câu 64 trang 62 Sách Bài tập Hình học 11 Nâng caoCho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của CD và CC’. 64. Trang 62 Sách Bài tập Hình học 11 Nâng cao Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của CD và CC’. a) Xác định đường thẳng qua M cắt AN và cắt A’B. b) Gọi I, J lần lượt là giao điểm của \(\Delta \) với AN và A’B. Hãy tìm tỉ số \({{IM} \over {{\rm{IJ}}}}\). Giải a) Giả sử đã dựng được đường thẳng \(\Delta \) cần tìm cắt cả AN và BA’. Gọi I, J lần lượt là giao điểm của \(\Delta \) với AN và BA’. Xét phép chiếu song song lên mp(ABCD) theo phương chiếu A’B. Khi đó ba điểm I, J, M lần lượt có hình chiếu là B, I’ và M. Do đó ba điểm B, I’, M thẳng hàng. Gọi N’ là hình chiếu của N thì AN’ là hình chiếu của AN. Vì I thuộc AN nên I’ thuộc AN’. Vậy I’ là giao điểm của BM và AN’. Từ phân tích ở trên ta có thể dựng đường thẳng \(\Delta \) theo các bước sau đây: - Lấy giao điểm I’ của AN’ và BM. - Trong mp(ANN’) dựng II’ // NN’ (đã có NN’ // CD’) cắt AN tại I. - Vẽ đường thẳng MI, đó là đường thẳng \(\Delta \) cần tìm. Dễ chứng minh được, đường thẳng \(\Delta \) nói trên cắt BA’. b) Dễ thấy: MC = CN’ suy ra: MN’ = CD = AB. Do đó I’ là trung điểm của BM. Mặt khác II’ // JB, nên II’ là đường trung bình của tam giác MBJ, suy ra: \(IM = {\rm{IJ}} \Rightarrow {{IM} \over {IJ}} = 1\) sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 11 Nâng cao - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 5: Phép chiếu song song
|
Hãy xác định thiết diện của hình hộp ABCD.A’B’C’D’ khi cắt bởi mặt phẳng qua ba điểm M, N, P tương ứng là ba điểm trong của ba mặt bên.
Cho ba đường thẳng đôi một chéo nhau không cùng song song với một mặt phẳng và một điểm G không nằm trên bất cứ đường nào trong ba đường thẳng đó.
Chứng minh rằng nếu n đường thẳng đôi một cắt nhau và không đồng phẳng thì chúng đồng quy.