Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Câu 87 trang 172 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho hai đường tròn (O ; R) và (O' ; R') tiếp xúc ngoài tại A ( R > R').

Cho hai đường tròn (O ; R) và (O' ; R') tiếp xúc ngoài tại A ( R > R').

Vẽ các đường kính AOB, AO'C. Dây DE của đường tròn (O) vuông góc với BC tại trung điểm K của BC.

a)      Chứng minh rằng tứ giác BDCE là hình thoi.

b)      Gọi I là giao điểm của EC và đường tròn (O'). Chứng minh rằng ba điểm D, A, I thẳng hàng.

c)      Chứng minh rằng KI là tiếp tuyến của đường tròn (O').

Giải:

a) Vì đường tròn (O) và (O') tiếp xúcngoài tại A nên O, A và O' thẳng hàng.

      Ta có: KB = KC (gt)

Trong đường tròn (O) ta có:

    AB ⊥ DE tại K

Suy ra: KD = KE ( đường kính vuông góc với dây cung)

Tứ giác BDCE có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên nó là hình bình hành.

Lại có: BC ⊥ DE

Suy ra tứ giác BDCE là hình thoi.

b) Tam giác ABD nội tiếp trong đường tròn (O) có AB là đường kính nên vuông tại D.

Suy ra: AD ⊥ BD

Tứ giác BDCE là hình thoi nên EC // BD

Suy ra: EC ⊥ AD                      (1)

Tam giác AIC nội tiếp trong đường tròn (O') có AC là đường kính nên vuông tại I.

Suy ra: AI ⊥ CE                       (2)

Từ (1) và (2) suy ra AD trùng với AI

Vậy D, A, I thẳng hàng.

c) Tam giác DIE vuông tại I có IK là trung tuyến thuộc cạnh huyền DE nên:

\(KI = KD = {1 \over 2}ED\) ( tính chất tam giác vuông)

Suy ra tam giác IKD cân tại K

Suy ra: \(\widehat {KID} = \widehat {KDI}\) hay \(\widehat {KIA} = \widehat {KDA}\)   (3)

Ta có: O'A = O'I ( = R) nên tam giác O'IA cân tại O'

Suy ra: \(\widehat {O'AI} = \widehat {O'IA}\) ( tính chất tam giác cân)

Mà: \(\widehat {O'AI} = \widehat {KAD}\) (đối đỉnh)

Suy ra: \(\widehat {O'IA} = \widehat {KAD}\)                                   (4)

Từ (3) và (4) suy ra: \(\widehat {KIO'} = 90^\circ \) hay KI ⊥ O'I tại I.

Vậy KI là tiếp tuyến của đường tròn (O').

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Toán 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Câu 88 trang 172 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

    Câu 88 trang 172 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1

    Cho nửa đường tròn tâm O có đường kính AB. Gọi M là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn, H là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB. Vẽ đường tròn (M ; MH). Kẻ các tiếp tuyến AC, BD với đường tròn tâm M ( C và D là các tiếp điểm khác H).

  • Câu ll.1 trang 173 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1

    Câu ll.1 trang 173 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1

    Tỉ số bán kính đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp một tam giác đều bằng:

  • Câu II.2 trang 173 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1

    Câu II.2 trang 173 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1

    Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn, vẽ các tia tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Gọi M là điểm thuộc nửa đường tròn, D là giao điểm của AM và By, C là giao điểm của BM và Ax, E là trung điểm của BD. Chứng minh rằng:

  • Câu II.3 trang 173 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1

    Câu II.3 trang 173 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1

    Cho đường tròn (O) và điểm A cố định trên đường tròn. Gọi xy là tiếp tuyến với đường tròn tại A. Từ một điểm M nằm trên xy, vẽ tiếp tuyến MB với đường tròn. Gọi H là trực tâm của tam giác MAB.