Giải Bài tập 2 trang 27 - Bài 4 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 2 trang 27 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Bài thơ Lai Tân được viết theo luật bằng hay luật trắc? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy? Bài tập 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc lại bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh trong SGK (tr. 85) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 (trang 27, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Bài thơ Lai Tân được viết theo luật bằng hay luật trắc? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy? Phương pháp: - Đọc kĩ văn bản - Áp dụng phần Kiến thức Ngữ Văn về luật thơ Đường Lời giải: - Bài thơ Lai Tân (bản dịch thơ) được viết theo luật trắc vì tiếng thứ 2 trong câu thơ thứ nhất của bản dịch thơ là trưởng, thanh “hỏi” là thanh trắc - Tiếng thứ 2 trong câu thơ thứ nhất của nguyên tác là phòng, thanh “huyền” là thanh bằng, nên bài thơ Lai Tân (nguyên tác) được viết theo luật bằng - Căn cứ: Theo luật thơ Đường, luật của bài thơ được xác định trên cơ sở thanh điệu của tiếng thứ 2 trong câu thơ thứ nhất Câu 2 (trang 27, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Tiếng cười trào phúng trong hai câu thơ đầu mang giọng điệu gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản “Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng” Lời giải: Em đọc kĩ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng để nắm vững các đặc điểm và dấu hiệu nhận biết các giọng điệu khác nhau của tiếng cười trong thơ trào phúng. Tiếng cười trào phúng trong hai câu thơ đầu của bài Lai Tân mang giọng điệu đả kích. Giọng điệu đó được thể hiện thông qua những từ ngữ thô mộc, suồng sã, phủ nhận trực tiếp đạo đức của nhân vật: – Thiên thiên đổ: ngày ngày đánh bạc/“chuyên đánh bạc”. – Tham thôn giải phạm tiền: tham lam ăn tiền phạm nhân bị áp giải/ “kiếm ăn quanh”. Câu 3 (trang 27, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Theo em, vì sao tác giả chỉ đề cập các nhân vật mang chức vụ cấp trưởng? Phương pháp: - Đọc kĩ văn bản - Liên hệ kiến thức lịch sử Lời giải: Bài thơ đề cập tới ba nhân vật, đều giữ chức vụ cấp trưởng: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng. Người giữ chức vụ cấp trưởng là người đứng đầu của tổ chức, cơ quan, người đại diện cho bộ máy nhà nước, cho chế độ. Vì thế, tác giả chỉ đề cập đến các nhân vật mang chức vụ như vậy với mục đích không chỉ dừng lại ở việc phản ánh cái xấu của cá nhân, mà là cái xấu mang tính đại diện cho một hệ thống, phản ánh sự tha hoá, xấu xa của bộ máy nhà nước Trung Hoa dưới thời Tưởng Giới Thạch. Câu 4 (trang 27, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Giải thích nghĩa của yếu tố trưởng và tìm 5 từ Hán Việt có sử dụng yếu tố đó. Phương pháp: - Áp dụng kiến thức từ Hán Việt - Tham khảo Từ điển Lời giải: Để trả lời câu hỏi, em nên sử dụng từ điển Hán Việt làm công cụ hỗ trợ. Em có thể sử dụng từ điển Hán Việt bản in hoặc bản trực tuyến, ghi nhận các nghĩa của yếu tố trưởng (yếu tố này không có hiện tượng đồng âm) và tìm các từ Hán Việt tương ứng có sử dụng yếu tố này để mở rộng vốn từ Hán Việt. - Giải thích nghĩa của yếu tố trưởng: lớn, lớn tuổi, đứng đầu; lớn lên. – Từ Hán Việt có sử dụng yếu tố trưởng, ví dụ: bộ trưởng, đội trưởng, hiệu trưởng, tăng trưởng, thủ trưởng, thứ trưởng, trưởng nam, trưởng thành,... Câu 5 (trang 27, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Từ “thái bình” trong câu thơ cuối cần được hiểu như thế nào? Điều đó cho thấy tác giả đã sử dụng giọng điệu nào để tạo tiếng cười trào phúng? Phương pháp: - Đọc kĩ văn bản - Tham khảo Từ điển - Đối chiếu thực tế xã hội ở Lai Tân Lời giải: - Từ “thái bình” trong câu thơ cuối là một cách nói châm biếm, trào phúng sâu cay. Thái bình là giả tạo, sự thực là chế độ, bộ máy nhà nước Trung Hoa trong thời điểm lịch sử bấy giờ đã mục ruỗng, và thái bình là điều không thể có. - Tác giả dùng lối nói ngược (phản ngữ), giả như khen ngợi nhưng kì thực là chế giễu, thể hiện giọng điệu mỉa mai, châm biếm, tạo nên tiếng cười trào phúng. Câu 6 (trang 27, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Vận dụng kết cấu khởi – thừa – chuyển – hợp để làm rõ vai trò của từng câu thơ trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật này. Phương pháp: - Đọc kĩ văn bản - Áp dụng kiến thức kết cấu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Lời giải: Vận dụng kết cấu khởi – thừa – chuyển – hợp để làm rõ vai trò của từng cầu trẻ Có thể lập bảng như sau:
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4
|
Bài tập 1 trang 27 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác dụng của việc dùng từ “lẫn” để miêu tả việc gộp hai trường thi Hà Nội và Nam Định để tổ chức thi chung là gì?
Bài tập 5 trang 28 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Bài thơ có bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.
Bài tập 3 trang 28 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Theo em, khi đánh giá về tác dụng của cây vông, vì sao tác giả dùng từ lương đống, phiên li thay vì rường cột, phên giậu?
Bài tập 4 trang 28 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?