Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Bài tập 6 trang 29 - Bài 4 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Bài tập 6 trang 29 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4 - Tiếng cười trào phúng trong thơ, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?

Bài tập 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT

 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

HƯ DANH

Bác kia, ruộng cả ao liền,

Lắm bạc, nhiều tiền, chạy tước, mua danh.

Bài ngà với áo thụng xanh,

 

Súng sa súng sính như anh phường chèo.

Về làng khao vọng ỉ eo

Ăn trên, ngồi trốc, eo sèo thịt xôi.

Bây giờ cơ nghiệp đi đời,

Thẻ ngà, giấy sắc đem mài mà ăn.

(Tú Mỡ, Giòng nước ngược, tập 1, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934, tr. 14)

Câu 1 (trang 29, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

 Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Gợi ý một phương án chia bố cục:

– Hai câu thơ đầu: giới thiệu một nhân vật cậy giàu có, lấy tiền mua danh.

– Bốn câu thơ tiếp theo: miêu tả những thứ thu được từ việc mua danh.

– Hai câu thơ cuối: hậu quả của việc mua danh.

Câu 2 (trang 29, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới đối tượng nào?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Để trả lời câu hỏi, em cần xác định nhân vật được đem ra để trào phúng trongbài thơ là ai; người đó đã làm việc gì, đại diện cho loại người nào (hay nhóm người nào) trong xã hội. Từ đó, em khái quát để xác định đối tượng mà tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới: những kẻ hãnh tiến, trọc phú, hám danh tới mức mù quáng.

Câu 3 (trang 29, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

 Giải thích nghĩa của yếu tố “danh” trong nhan đề bài thơ. Tìm 5 từ Hán Việt có yếu tố danh được dùng với nghĩa này.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Áp dụng kiến thức từ Hán Việt

Lời giải:

- Nghĩa của yếu tố danh trong nhan đề bài thơ: tên người gắn với vinh dự hoặc chức vụ nào đó.

- Một số từ Hán Việt có chứa yếu tố danh được dùng với nghĩa tương tự: công danh, chức danh, danh phận, thanh danh, vô danh, xướng danh,...

Câu 4 (trang 29, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

Xác định các từ tượng thanh, tượng hình trong bài thơ và làm rõ sắc thái nghĩa

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Câu hỏi giúp em luyện tập xác định sắc thái nghĩa của từ (nhóm các từ tượng thanh, tượng hình trong bài thơ).

– Súng sa súng sính (từ tượng hình); sắc thái suồng sã, giễu cợt.

– Ỉ eo (từ tượng thanh): sắc thái suồng sã, thô mộc, gây ấn tượng tiêu cực.

– Eo sèo (từ tượng thanh): sắc thái suồng sã, thô mộc.

Câu 5 (trang 29, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

 Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ “đi đời” trong bài thơ. Phân biệt sắc thái nghĩa của từ “đi đời” với từ ngữ đồng nghĩa đó.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Áp dụng kiến thức từ đồng nghĩa

Lời giải:

- Từ ngữ đồng nghĩa với từ “đi đời” trong bài thơ, ví dụ: hết sạch, mất sạch.

- Phân biệt sắc thái nghĩa của từ đi đời với từ ngữ đồng nghĩa em vừa tìm. Ví dụ:

+ Hết sạch, mất sạch: sắc thái trung tính.

+ Đi đời: sắc thái mỉa mai, gây ấn tượng tiêu cực.

Câu 6 (trang 29, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1)

 Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Hư danh là một bài thơ sử dụng đồng thời nhiều giọng điệu trào phúng. Em cần căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết (đã được thuyết minh rõ trong văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng) để xác định những giọng điệu của tiếng cười được tác giả thể hiện trong bài thơ này.

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Hư danh; đã kích kết hợp mỉa mai – châm biếm.

Sachbaitap.com