Giải Bài tập 4 trang 20 - Bài 3 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 4 trang 20 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. hững lí lẽ nào được tác giả sử dụng để thuyết phục, kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc. Bài tập 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nước ta gần đây ngẫu nhiên xảy ra nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến tự cường, tự trị. Phái viên của Tây ngang ngược, bức bách, hiện tình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng đưa thêm nhiều binh thuyền đến, buộc ta phải theo những điều không thế nào làm được. Ta chiếu lệ thường khoản tiếp, nhưng chúng không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, tình thế nguy cấp chỉ trong sớm chiều. Kẻ đại thần mưu việc nước chỉ lo nghĩ sâu sắc đến kế yên xã tắc, trọng triều đình: nếu cứ cúi đầu theo lệnh chúng, ngồi để mất cơ hội sắp đặt từ trước. sao bằng nhân mưu đồ tráo trở của chúng mà đối phó trước. Ví bằng tình thế xảy ra không thể tránh thì vẫn còn có cái việc cử sự ngày nay để mưu sự nghiệp tốt đẹp mai sau, ấy cũng là do thời thế xui nên. Phàm những người cùng dự chia mối lo này, tưởng cũng đã lường biết. Biết thì phải tham gia, nghiến răng dựng tóc thề giết quân thù, ai mà chẳng có lòng như vậy? Cũng há không có người nào gối gươm, đánh dầm, vần gạch, cướp giáo ư? Vả lại, kẻ bầy tôi đứng ở triều chỉ có theo nghĩa mà thôi: nghĩa đã ở đâu là sống là người thế nào đời xưa vậy? chết ở đấy. Hồ Yển, Triệu Suy nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường là người thế nào đời xưa vậy? (Trích Chiếu cần vương, dẫn theo Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 10) Câu 1 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Nội dung chính của đoạn trích là gì? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Nội dung chính của đoạn trích: Nhắc đến vận nước nguy nan và kêu gọi mọi người phải đứng lên chống thực dân Pháp. Câu 2 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Những bằng chứng nào được dùng để chứng minh “phái viên của Tây ngang ngược, bức bách, hiện tình mỗi ngày một quá thêm”? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Phương pháp liệt kê Lời giải: Những bằng chứng được dùng để chứng minh “phái viên của Tây ngang ngược, bức bách, hiện tình mỗi ngày một quá thêm”: - Chúng đưa thêm nhiều binh thuyền tới, buộc ta phải theo những điều không thể nào làm được → cậy thế để bức bách triều đình. - Chiếu lệ thường khoản tiếp, nhưng chúng không chịu nhận một thứ gì 7 không muốn hoà hảo. - Người kinh đô náo sợ, tình thế nguy cấp chỉ trong sớm chiều – tạo ra tình huống nguy cấp, có mưu đồ tráo trở. Câu 3 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Tại sao đánh giặc Pháp là lựa chọn duy nhất của người Việt khi đó? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải: Đánh giặc Pháp là lựa chọn duy nhất của người Việt khi đó vì: - Ước muốn tự cường, tự trị của người Việt - Tình thế bức bách, không thể hoà hoãn được nữa. - Thực dân Pháp đang ấp ủ mưu đồ tráo trở, không muốn nước ta yên ổn Câu 4 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Những lí lẽ nào được tác giả sử dụng để thuyết phục, kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc. Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Phương pháp liệt kê Lời giải: Những lí lẽ được tác giả sử dụng để thuyết phục, kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc Pháp: – Giặc Pháp gây sức ép, tình thế nguy cấp chỉ trong sớm chiều. – Nếu cứ cúi đầu theo lệnh chúng, ngồi để mất cơ hội sắp đặt từ trước, sao bằng đối phó trước. - Tình thế xảy ra không thể tránh thì cần hành động ngay để mưu sự nghiệp tốt đẹp mai sau. - Người Việt ai cũng một lòng yêu nước, sẵn sàng đánh giặc. Câu 5 (trang 21, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Hình ảnh nào trong đoạn trích gây ấn tượng nhất đối với em? Vì sao? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích - Chọn lọc chi tiết nổi bật Lời giải: Ví dụ: hình ảnh “nghiến răng dựng tóc thề giết quân thù” cho thấy mối căm hận quân thù cướp nước được bộc lộ hết sức quyết liệt qua hành vi, lời thề Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3
|
Bài tập 6 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận?
Bài tập 5 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời núi sông, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa?
Bài tập 7 trang 22 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về truyền thống của nhân dân Việt Nam?
Bài tập 8 trang 23 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Trong câu “Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”, cụm từ vì thế đặt ở đầu câu có tác dụng gì?