Giải Bài tập viết trang 26 SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diềuNêu lên một số kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường Tiểu học. Giải thích vì sao lại là những kỉ niệm ấy. Câu 1 trang 26, SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Cánh diều Nêu lên một số kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường Tiểu học. Giải thích vì sao lại là những kỉ niệm ấy. Lời giải: Dàn ý 1. Mở bài Giới thiệu sơ lược về kỉ niệm sẽ kể. 2. Thân bài - Kể lại diễn biến chi tiết về kỉ nệm tuổi thơ đó: + Trong hoàn cảnh nào, kỉ niệm buồn hay vui. + Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến. - Ấn tượng về kỉ niệm đó để lại trong lòng mình. 3. Kết bài - Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? Nó có là một động lực giúp cho việc học hành hay giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn không? Bài tham khảo Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình. Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em: - Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy. Rồi thầy quay xuống lớp kêu to: - Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào! Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy: - Thầy ơi, em có chuyện muốn nói. Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi: - Thăng em, em có chuyện gì thế? Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu: - Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em… - Chuyện ngày hôm qua nó làm sao? Em bật khóc: - Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ. Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo: - Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi. Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy. Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Những hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3: Kí (Hồi kí và Du kí)
|
Thành ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng? Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?
Điền thành ngữ phù hợp vào chỗ dấu ba chấm trong câu văn: “Vẻ đẹp của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là vẻ đẹp... ” (Câu hỏi 3, SGK) Đề làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.
Có thể thay từ nào cho từ vĩnh cửu trong nhan đề Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước?(Câu hỏi 3, SGK) Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.
Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp: chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch. a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau. b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau. Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng một trong những thành ngữ ở câu 4