Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học ( Thực hành viết ) trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Dựa vào các ý đã tìm và sắp xếp ở bài viết 2, hãy viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích. Câu hỏi trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Dựa vào các ý đã tìm và sắp xếp ở bài viết 2, hãy viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích. Phương pháp: Dựa vào bài viết 2 và kiến thức đã học để hoàn thành bài. Lời giải: Nhân vật Người em trong truyện cổ tích “Cây khế” là một người thanh niên cao gầy, sau khi bố mẹ mất chỉ còn hai anh em nương tựa vào nhau, nhưng người anh bản tính tham lam nên đã lấy hết của cải bố mẹ để lại cho hai anh em, chỉ cho người em một túp lều lụp xụp. Trái với tính cách của người anh, người em là một người hiền lành và biết nhường nhịn, mặc dù chỉ được anh để lại cho một túp lều lụp xụp và một cây khế người em vẫn rất vui vẻ với cuộc sống của mình. Khi có chim lạ đến ăn khế, mặc dù cả gia tài chỉ có duy nhất cây khế đó người em cũng không đánh đuổi con chim lạ. Được chim nói rằng ăn một quả khế sẽ trả lại một cục vàng tuy vậy người em không hề tham lam mà chỉ may đúng túi ba gang như lời chim nói. Sau khi được chim đưa đến nơi có vô số vàng bạc châu báu người em chỉ lấy đủ chứ không tham lam lấy thêm, khi quay trở về người em còn sử dụng số vàng bạc đó để giúp đỡ những người nghèo khổ. Em rất thích và quý trọng những đức tính của người em Em mong muốn bản thân mình cũng sẽ học tập, rèn luyện tốt để có những đức tính tốt đẹp như vậy. Sachabitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành
|
Bài đọc là câu chuyện học chữ của cậu bé A Phin, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình và với tinh thần hiếu học, cậu bé đã học được rất nhiều chữ và muốn chia sẻ những điều mình học được.
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về trẻ em hoặc về một hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tìm trong mỗi đoạn văn sau các từ đồng nghĩa với từ in đậm: a, Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hòa ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ bằng mạ.
Cùng các bạn thảo luận, xây dựng Nội quy lớp học và trình bày trên khổ giấy to.