Sang đường trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Cô công an trong câu chuyện trên đã làm những gì để giúp đỡ người dân và đảm bảo an toàn giao thông? Tìm các ý đúng: a) Cô đón em Quỳnh ở cửa lớp 1C. b) Cô giúp đỡ cụ già và em nhỏ sang đường. c) Cô dặn dò hai anh em Thắng về cách sang đường an toàn. d) Cô điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn. Đọc và làm bài tập Sang đường Tan học, Thắng đón em Quỳnh ở của lớp 1C. Hai anh em đi bộ dọc vỉa hè, đến ngã tư thì dừng lại. Thắng nhìn thấy một bà cụ tóc bạc phơ, một tay chống gậy, một tay bám chặt cô cảnh sát giao thông, chậm rãi bước từng bước sang đường. Mải nhìn cô công an dắt bà cụ, Thắng không để ý tín hiệu đèn giao thông đã chuyển màu vàng, nên cứ thế nắm tay Quỳnh qua đường. Đến giữa ngã tư, thấy đèn vàng nhấp nháy, đèn đỏ bật lên, Thắng hốt hoảng kéo tay em chạy ù sang bên kia đường. Quỳnh tuột tay anh, sợ quá, khóc toáng lên. Nhưng lúc ấy, dòng xe đã tấp nập nối đuôi nhau đến giữa ngã tư rồi. Thắng không thể chạy lại đón Quỳnh. Em toát hết cả mồ hôi vì vừa sợ vừa ăn hận khi bỏ lại em gái một mình. Em đang lo lắng không biết làm cách nào thì cô công an đã rảo bước, vượt qua dòng xe cộ nườm nượp, tiến đến chỗ Quỳnh. Cô khẽ cúi xuống nói nhỏ điều gì, rồi dắt Quỳnh sang đường. Quỳnh chạy lại, ôm chầm lấy anh, mếu máo: – Em bắt đền anh! – Anh xin lỗi Quỳnh nhé! Tại anh, lỗi tại anh... Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiến lại bên Thắng và Quỳnh, nhẹ nhàng bảo: – Các con nhớ là khi đi qua ngã tư, không được vượt đèn vàng, không được vượt đèn đỏ nhé! Nguy hiểm lắm! Nhớ lời cô dặn chưa nào? Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói: – Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé! Thắng lí nhí cảm ơn cô. Hai anh em nhìn theo cô công an trong nắng đỏ chiều hè, đang trở lại ngã tư đường để điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn. THUẬN KHANG
Câu hỏi và bài tập Câu 1 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Cô công an trong câu chuyện trên đã làm những gì để giúp đỡ người dân và đảm bảo an toàn giao thông? Tìm các ý đúng: a) Cô đón em Quỳnh ở cửa lớp 1C. b) Cô giúp đỡ cụ già và em nhỏ sang đường. c) Cô dặn dò hai anh em Thắng về cách sang đường an toàn. d) Cô điều khiển giao thông, giúp người và xe đi lại thông suốt, an toàn. Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: Chọn ý đúng: d. Câu 2 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Sau sự việc xảy ra với hai anh em, Thắng nên rút ra bài học gì? Tìm các ý đúng: a) Khi sang đường, nên tập trung chú ý tín hiệu đèn giao thông. b) Khi sang đường, không được vượt đèn đỏ, đèn vàng. c) Khi dắt em, không được buông tay em giữa đường. d) Khi sang đường, cần chậm rãi bước từng bước. Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: Chọn ý đúng: a, b, c. Câu 3 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Câu cuối bài đọc nói lên điều gì? Tìm các ý đúng: a) Thể hiện tình cảm quý mến của hai anh em Thắng với cô công an. b) Nói lên sự tận tuỵ, luôn hết lòng với công việc của cô công an. c) Thể hiện tình cảm của cô công an với hai anh em Thắng. d) Khắc hoạ hình ảnh đẹp của cô công an giao thông. Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: Chọn các ý đúng: a, b, d. Câu 4 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Tìm kết từ trong các câu sau: a) Cô công an có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt hiền như mắt của mẹ tiến lại bên Thắng và Quỳnh. b) Cô xoa đầu Thắng, âu yếm nói: “Từ nay, dù vội đến đâu, con cũng không được buông tay em khi sang đường nhé!". Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: a) Và b) Dù / cũng. Câu 5 trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện trên. Phương pháp: Em đọc kĩ bài văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: Cô ấy là một người cảnh sát giao thông còn trẻ. Cô ấy có dáng người cao, có khi phải cao hơn cả cô giáo của em. Cô mặc bộ đồng phục công an giao thông màu vàng, đầu đội mũ, chân đi giày da. Một tay của cô cầm cây gậy điều khiển, một tay thì cầm còi. Chắc hẳn, cô có một vóc dáng cao rắn rỏi, bởi cô phải rèn luyện rất vất vả mà. Cô công an giao thông có nước da hơi ngăm, vì thường phải làm việc ngoài trời. Cô có đôi mắt đen láy và một nụ cười sáng rực. Hằng ngày, cô vẫn thực hiện nhiệm vụ ở ngã tư đường. Một mình cô dùng các động tác tay và thổi còi để điều khiển mọi người di chuyển cho đúng làn. Cô ấy thực hiện động tác thẳng tắp và đều như là một chú rô-bôt đang được ai đó bí mật lập trình. Khi đi đến gần, em nhìn thấy rõ lưng áo ướt đẫm và những giọt mồ hôi. Điều đó khiến em lại càng nể phục và biết ơn cô ấy hơn. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình
|
Vì sao Dũng gặp tai nạn? Tình yêu thương của nhân vật “tôi” dành cho em được thể hiện qua những chi tiết nào? Câu chuyện nhắc nhở em điều gì về việc bảo vệ an toàn cho bản thân và em nhỏ?
Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì I
Tìm cho mỗi nhóm đại từ dưới đây một ví dụ minh họa. Dưới đây là một số danh từ thường được dùng để xưng hô. Xếp các từ ấy vào nhóm phù hợp:
Tìm kết từ trong các đoạn văn, khổ thơ sau: a, Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. b, Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của họa mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc. c, Nếu hoa có ở trời cao