Soạn bài Con cò - Văn 9 tập 2 ngắn gọnSoạn bài Con cò ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 1 Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì? Bố cục: - Đoạn (I) : Hình ảnh con cò qua lời ru đến với con người từ thuở ấu thơ. - Đoạn (II) : Con cò qua lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo đường đời. - Đoạn (III) : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ. Nội dung chính: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người. Câu 1 trang 48 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì? Trả lời:
Qua hình tượng con cò, tác giả khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Câu 2 trang 48 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung biến đổi như thé nào qua các đoạn thơ? Trả lời: - Bài thơ được chia làm ba đoạn: + Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong những câu ca dao đến với em bé qua những lời ru của mẹ. + Đoạn 2: Hình ảnh con cò theo em nhỏ trên suốt chặng đường đời. + Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người. - Qua bố cục, hình tượng con cò phát triển từ trong lời ru thơ ấu, rồi theo dấu trên những chặng đường đời, cuối cùng khơi nguồn cho những triết lí sâu xa về lòng mẹ và lời ru. Câu 3 trang 48 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Trong đoạn đầu của bài thơ, những câu ca dao nào được sử dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả Trả lời: Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao được vận dụng là : - Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng - Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng - Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ các câu ca dao, tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ chứ không lấy nguyên vẹn. Cách vận dụng ấy ít nhiều thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của “con cò”. Câu 4 trang 48 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con." "Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi" Em hiểu như thế nào về những vần thơ trện? Trả lời: - Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. → Khái quát một quy luật tình cảm ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc - Tình mẹ. - Một con cò thôi... ... Vỗ cánh qua nôi. → Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru. Câu 5 trang 48 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ.Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ? Trả lời: Thể thơ tự do, ít vần, câu dài ngắn khác nhau. Cùng với giọng điệu triết lí suy ngẫm, nhịp điệu bắt vần tạo âm hưởng như lời hát ru con. Việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả nhất quán, đa dạng và sáng tạo. Luyện tập Câu 1 trang 48 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Đọc lại bài " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm ( Ngữ văn 9 tập 1, bài 12). Đối chiếu với bài con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ Trả lời:
Câu 2 trang 49 - Văn 9 Tập 2 Câu hỏi: Viết một đoạn văn bình những câu thơ sau: Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con Trả lời: Điệp ngữ “dù”, “vẫn” như lời khẳng định cho tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con. Dù trong hoàn cảnh nào, giàu có hay khốn khó, người mẹ thành thị hay nông thôn thì vẫn đều thương con rất mực. cho dù khoảng cách địa lí là gần hay xa, không gian ấy có cách trở hay con có thể đi xa mẹ, đến chân trời góc biển của mọi miẽn Tổ quốc thì mẹ vẫn luôn dõi theo con như một quy luật bất biến. Khi khôn lớn, dù con là vĩ nhân hay người bình thường nhưng con vẫn mãi là đứa cọn bé bỏng của mẹ mà thôi: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Hết đời lòng mẹ vẫn theo con. Tình mẹ đi qua mọi ranh giới của không gian và băng qua thử thách của thời gian “đi hết đời”. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả, cánh tay dịu hiền, lời ru cầu hát êm đềm theo nhịp võng và cả cuộc đời của mẹ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 22. Con cò
|
Soạn bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 2 Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm thời gian địa lí với đặc điểm của thời gian tâm lí với thời gian tâm lí, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Lập dàn bài cho đề 7 Tinh thần tự học ở mục I. Lưu ý: Đọc kĩ để tìm ý.
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 2 Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
Soạn bài Viếng lăng Bác ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Câu 3 Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2, 3, 4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.