Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 - Văn 10 KNTTSoạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao? Câu 1. Ba văn bản đọc trong bài (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ) đã giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận? Phương pháp: - Đọc lại ba văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ. - Chú ý những đặc điểm về nội dung và hình thức của ba văn bản trên. - Nêu những đặc điểm nội dung và hình thức của văn nghị luận. Trả lời: - Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về những giá trị tư tưởng trong đời sống hoặc một vấn đề thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nêu lên những nhận xét, đánh giá về con người, thời đại. - Đặc điểm nghệ thuật + Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tổ chức chặt chẽ. + Kết hợp giữa nghị luận với biểu cảm và tự sự để làm tăng hiệu quả thuyết phục + Vừa có những đánh giá khách quan, vừa thể hiện được quan điểm riêng của ngời viết Câu 2. Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao? Phương pháp: - Ôn tập lại kiến thức về văn nghị luận, yếu tố tự sự trong văn nghị luận. - Chú ý vào các yếu tố tự sự được sử dụng trong ba văn bản nghị luận đã học. - Nêu các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận và chỉ ra mức độ sử dụng yếu tố tự sự. Trả lời: - Có thể sử dụng yếu tố tự sự trong văn nghị luận, tuy nhiên nên sử dụng với mực độ hợp lý để phù hợp với vấn đề bàn luận. Có thể đưa yếu tố tự sự vào phần mở đầu để dẫn dắt vào vấn đề nghị luận hoặc sử dụng làm dẫn chứng để phân tích vấn đề. Không nên sử dụng quá nhiều yếu tố tự sự, bài nghị luận sẽ trở thành một bài kể và mất đi tính thuyết phục. Câu 3. Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; … Phương pháp: - Đọc lại ba văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Yêu và đồng cảm, Chữ bầu lên nhà thơ. - Chú ý cách triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản đã học để lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài. Trả lời:
Câu 4. Thảo luận nhóm về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội Phương pháp: - Ôn lại các đặc điểm của văn bản nghị luận. - Học sinh tự tìm hiểu, thảo luận về cách nhận diện đặc điểm riêng của văn bản nghị luận. Trả lời: - Đặc điểm riêng của văn bản nghị luận xã hội: + Bàn luận về những vấn đề xã hội: đạo đức, tư tưởng, phẩm chất, quan niệm, thói quen của con người, một hiện tượng nổi bật trong cuộc sống cần được loại bỏ hoặc phát huy,.... + Nghị luận xã hội gồm 2 dạng: nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống. Trong đó, người viết cần nêu những lí lẽ như: giải thích vấn đề bàn luận, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đối với vấn đề đó và đưa ra bài học nhận thức chung, cá nhân. + Dẫn chứng trong nghị luận xã hội phải là những bằng chứng có thực ngoài đời, đều được mọi người biết đến. Câu 5. Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Chú ý xác định quan hệ kết nối giữa các văn bản và tập hợp chúng vào các nhóm có đặc điểm nội dung hoặc hình thức gần gũi (ví dụ: nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài, nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật, …) Phương pháp: Học sinh tự tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận đề cập những vấn đề có liên quan tới nội dung các văn bản đã học trong bài. Trả lời: - Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),... - Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),... - Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),... Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
|
Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trang 99, 100, 101, 102, 103, 104 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận
Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời trang 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 11. Tưởng tượng cảnh Đăm Săn trong Rừng Đen?
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 112 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Tìm ở các bài đã học những ví dụ về trích dẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp), cước chú và tỉnh lược trong văn bản.
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trang 113, 114, 115, 116, 117, 118 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?