Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Buổi học cuối cùng - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Buổi học cuối cùng. Tóm tắt câu chuyện trong văn bản trên. Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản? Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện? Hướng dẫn đọc Câu 1. Tóm tắt câu chuyện trong văn bản trên. Phương pháp: - Đọc toàn bộ văn bản. - Đánh dấu những sự kiện chính có trong văn bản. Lời giải: Câu chuyện kể về một buổi sáng – như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài – nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: “Nước Pháp muôn năm”. Câu 2. Xác định chủ đề và thông điệp của văn bản. Theo bạn, nhan đề Buổi học cuối cùng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản? Phương pháp: - Đọc toàn bộ văn bản. - Nêu cảm nhận của bản thân. Lời giải: - Chủ đề: Sự nuối tiếc của thầy giáo và các bạn học sinh trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng - Thông điệp của văn bản nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự tồn tại của một quốc gia qua đó thể hiện lòng yêu nước gắn liền với những hành động chăm chỉ hàng ngày. - Nhan đề Buổi học cuối cùng đã thể hiện trực tiếp được chủ đề và thông điệp mà tác giả hướng tới. Câu 3. Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của ai? Việc sử dụng điểm nhìn ấy mang lại ưu thế gì cho việc kể lại câu chuyện? Phương pháp: Đọc toàn bộ văn bản. Lời giải: - Câu chuyện về buổi học cuối cùng được kể qua điểm nhìn của Phrăng. - Việc sử dụng điểm nhìn ấy giúp câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, hấp dẫn độc giả. Câu 4. Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng. Phương pháp: - Đọc toàn bộ văn bản. - Chú ý những chi tiết miêu tả thầy Ha-men. Lời giải: Nhân vật thầy Ha-men: - Trang phục: trang trọng với bộ lễ phục - Thái độ với học sinh: ân cần, nhẹ nhàng, kiên nhẫn. - Những lời nói về học tiếng Pháp: Ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù - Khi buổi học kết thúc: xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên lời, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”. Câu 5. Kết thúc câu chuyện gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc và lòng yêu quê hương, đất nước? Phương pháp: - Đọc kĩ phần kết truyện. - Nêu suy nghĩ của bản thân. Lời giải: Với em ngôn ngữ dân tộc và tình yêu quê hương đất nước là hai thứ luôn song hành với nhau. Dù cuộc sống này có phát triển, tiến bộ hơn nữa thì những gì thuộc về truyền thống văn hóa, ngôn ngữ dân tộc sẽ luôn còn mãi. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Đất nước và con người (Truyện)
|
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập. Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh).
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Hịch tướng sĩ. Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung? Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân? Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ?