Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh - Văn 10 CTST

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh trang 65, 66, 67 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

I. Trước khi đọc

Câu hỏi:

Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Phương pháp:

- Chia sẻ những cảm nhận của bản thân về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình mà bản thân đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

- Nên kèm theo ảnh minh họa để phần giới thiệu thêm phong phú.

Trả lời:

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...

II. Đọc Văn Bản

Câu 1. 

Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Phương pháp:

- Đọc kĩ 4 câu thơ đầu tiên.

- Chú ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

''Ao ước bấy lâu nay". Đây là một cảm xúc mong ngóng, háo hức, chờ đợi bao lâu cuối cùng cũng đạt thành.

- Thể hiện cảm xúc mong ước tột cùng của tác giả.

Câu 2. 

Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Phương pháp:

- Đọc kĩ câu thơ thứ 10 – 14.

- Nêu hình dung của bản thân.

Trả lời:

- Ta thấy được Hương Sơn qua miêu tả của Chu Mạnh Trinh như toát lên một vẻ đẹp tuyệt trần trên thế gian, cảnh đẹp như ở chốn tiên.

- Được con người điêu khắc, tạo hình với sự long lanh của đá ngũ sắc và có độ sâu thăm thẳm.

Câu 3. 

Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Phương pháp:

- Đọc kĩ câu thơ 15 – 19.

- Chú ý một số yếu tố nêu ra ở đề bài.

Trả lời:

- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

- Cách ngắt nhịp : câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

 -Cách kết thúc bài thơ như là một cảm xúc hòa mình và không gian yên bình, không gian của Phật Giáo với tiếng niệm của các thiền sư.

III. Sau khi đọc

Câu 1.

Xác định bố cục bài thơ.

Phương pháp:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

Trả lời:

Bố cục: 

- Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.

- Mười câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn đẹo và kì vũ.

- Năm câu cuối: Suy nghĩ, tâm niệm của tác giả.

Câu 2.

Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Phương pháp:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn.

Trả lời:

- Chốn thần tiên

- Vẻ đẹp kì diệu, độc đáo

- Rộng lớn, kì vĩ

- Nơi yên bình

Câu 3.

Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Phương pháp:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để xác định chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn, chính là tác giả. Ông ẩn mình để cùng cảm nhận vẻ đẹp của Hương Sơn.

- Xuyên suốt bài thơ là là hình ảnh, vẻ đẹp của Hương Sơn kèm theo những xúc cảm, suy niệm của Chu Mạnh Trinh.

Câu 4.

Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Phương pháp:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý những chi tiết nói lên tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

“Bầu trời, cảnh bụt,

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây

Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

Bốn câu thơ đầu diễn tả cái cảm xúc, cái thú lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ '' ao ước bấy lâu nay'' kết hợp câu hỏi tu từ ''Đệ nhất động hỏi là đây có phải?'' diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước được đến Hương Sơn

“Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.

Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp Hương Sơn, du khách hay tác giả còn được nghe tiếng chày kinh khiến cho tâm hồn cảm thấy thanh thản, trút bỏ yêu phiền. Cảm xúc lúc này như trầm lại, tĩnh hơn

Khi đến ngắm nhìn hang động, cảm xúc đã nâng lên thành một sự cảm thán trước vẻ đẹp kì diệu của hang

 “Nhác trông lên ai khéo vẽ hình

 Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.

Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ''Càng trông phong cranh càng yêu"'

Câu 5.

Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ

- Chú ý tới hình ảnh được sử dụng

Trả lời:

- Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Bài thơ có thể được sáng tác khi ông tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo ở đây chính là cảm xúc khi tác giả đến đây: ngạc nhiên, thánh phục, sững sờ trước cảnh đẹp Hương Sơn

- Với cảm hứng đó, tác giả đã sử dụng ngôn từ cũng như các biện pháp tu từ khác nhau để thể hiện nó như:

+ Điệp từ ''non non, nước nước, mây mây'' cùng câu hỏi tu từ "Đệ nhất động hỏi là đây có phải?''

+ Đảo ngữ kết hợp từ láy ''Thỏ thẻ rừng mai.. Lững lờ khe Yến..'' 

+ Nghệ thuật nhân hóa ''Chim cùng trái, cá nghe kinh.''

+ Điệp từ ''này'' cùng phép liệt kê'' suối Giải Oan,  chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh”

Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhằm thể hiện sự rộng lớn, đa dạng của cảnh đẹp Hương Sơn và cảm xúc của tác giả, hòa mình vào thiên nhiên nơi đây.

Câu 6.

Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Phương pháp:

- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.

- Chú ý phần vần và nhịp ở mỗi khổ thơ.

Trả lời:

+ Cách ngắt nhịp luôn thay đổi. Khi là 2/2 ( Bầu trời cảnh bụt), lúc là 3/2/3 (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay), hoặc chuyển 3/2/2 ( Kìa non non, nước nước, mây mây)

+ Số chữ trong câu cũng tự do như câu 1 có 4 chữ, câu 2, câu 4 và câu 8 có 8 chữ, câu 3,5,6,7 có 7 chữ  .Đến câu cuối thì là 6 chữ 

+ Giọng điệu, cảm xúc thay đổi : 4 câu đầu : giọng điệu háo hức, 10 câu tiếp: dồn dập phát hiện, chiêm ngưỡng, trong ngạc nhiên, 5 câu cuối : trở lại tĩnh lặng, nghĩ suy 

Câu 7.

Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Phương pháp:

- Tìm một cảnh đẹp khác (ngoài Hương Sơn) mà bản thân đã được đến hoặc qua tìm hiểu.

- Chia sẻ cảm nhận của bản thân.

- Nên đi kèm với hình ảnh minh họa để những cảm nhận của bản thân thêm phần sâu sắc.

Trả lời:

Tôi đã từng có dịp được ghé thăm Tràng An Ninh Bình. Nơi này quả đúng là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm 48 hang động xuyên thủy,31 dòng sông trong xanh. Bên cạnh đó là những kiến trúc chùa triền cổ kính. Đây có thể nói là một nơi bạn được đắm mình vào trong không khí núi rừng cổ xưa. Ngồi trên thuyền, chúng ta như được thả hồn vào không gian tĩnh lặng, thanh bình. Những hang động như những viên ngọc thôi chờ đợi du khách tới thăm. Bên trong các hang động là những đoạn thạch nhu do ảnh hưởng của thiên nhiên tạo ra. Điều này tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cuốn hút

Sachbaitap.com