Soạn bài Lòng yêu nước của nhân dân ta SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm. * Suy ngẫm và phản hồi Nội dung chính: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Câu 1 trang 11, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước của nhân dân ta lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Câu 2 trang 12, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Xác định luận đề và luận điểm trong văn bản. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: - Luận đề: lòng yêu nước của nhân dân ta. - Luận điểm: lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta. Câu 3 trang 12, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: - Luận đề: Lòng yêu nước của nhân dân ta. - Luận điểm: Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta. + Ý kiến nhỏ 1: Lòng yêu nước thể hiện ở các cuộc kháng chiến vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Dẫn chứng: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. + Ý kiến nhỏ 2: Lòng yêu nước thể hiện trong những hành động cụ thể của đồng bào ta ngày nay. Dẫn chứng: Cụ già, em nhỏ…; Chiến sĩ, bộ đội…; Công nhân, nông dân… Câu 4 trang 12, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sau câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản Lời giải: Đoạn văn tham khảo Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã và đang cố gắng hoàn thiện bản thân để có thể thể hiện lòng yêu nước của mình. Với các hoạt động có ích cho xã hội, em đã tham gia các hoạt động tình nguyện, quyên góp giúp đỡ đồng bào, còn tham gia vào các hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường phố nơi mình ở hay ở những khu di tích lịch sử của địa phương. Trong học tập, để hoàn thành nguyện vọng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu của Bác Hồ, em đã luôn tích cực học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc, đặc biệt chú trọng đến những môn học mang tính lịch sử đất nước để biết thêm những gian nan đất nước và dân tộc ta đã trải qua, từ đó biết cố gắng hơn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, em đã luôn quảng bá những hình ảnh đẹp của đất nước thông qua các trang mạng xã hội. Luôn có ý thức chống lại những hành vi phản quốc và các tệ nạn xã hội, không để bị lợi dụng làm những điều gây tổn hại đến quốc gia. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Tình yêu Tổ Quốc
|
Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này. Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
Xác định bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ.Trong sáu câu đầu, hình ảnh chạy giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Em được tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. Hãy lắng nghe và ghi tóm tắt nội dung của các bài thuyết trình.