Soạn bài Ôn tập bài 1 trang 30 Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này. Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức? Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở những phương diện nào? Phương pháp: Dựa vào phần tri thức ngữ văn Lời giải: - Mọi phương diện tổ chức tác phẩm: + Thể thơ + Bố cục + Triển khai mạch cảm xúc + Vần, nhịp + Hình ảnh thơ + Biện pháp tu từ,... +... Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Hãy hoàn thành bảng dưới đây ( làm vào vở)
Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học Lời giải:
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này. Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học Lời giải: - Câu có sử dụng biện pháp chơi chữ: "Hổ mang bò trên núi". => Có hai cách hiểu khác nhau. + Cách hiểu thứ nhất “hổ mang” là tên của một loài rắn, “bò” có nghĩa là “trườn”, con rắn hổ mang đang trườn trên núi. + Cách hiểu thứ hai, “hổ” và “bò” là tên của hai loại động vật, “mang” là động từ cùng nghĩa với từ “đem”, con hổ đem con bò trên núi. Như vậy, câu trên tùy theo cách hiểu lại có sự thay đổi về từ loại khác nhau, điều này xuất phát từ việc sử dụng từ đồng âm, tạo nên sự thú vị hơn cho câu nói. Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Chỉ ra những yếu tố làm nên sự hài hoà về âm thanh trong hai dòng thơ dưới đây: Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn ( Tố Hữu, Em ơi...Ba Lan...) Phương pháp: Xác định các yếu tố phép điệp vần và thanh điệu trong bài Lời giải: - Yếu tố làm nên sự hài hòa về âm thanh là: Điệp vần + Vần “an”: “Lan”, “tan”, “tràn” + Vần “ương”: “đường”, “dương”, “sương” + Vần “ăng”: “trắng”, “nắng” Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Trải nghiệm thú vị nhất của em khi làm một bài thơ tám chữ là gì? Lời giải: - Được tập làm thơ - Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp dựa trên các nguyên tắc. - Có cơ hội tư duy, sáng tạo các hình ảnh trong bài thơ viết sao trọn vẹn ý trong 8 chữ. Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức? Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học để làm bài. Lời giải: Nội dung: Làm rõ được nội dung chính của bài thơ. Nêu được một số hình ảnh tiêu biểu và một số từ ngữ đặc sắc. Hình thức: Chú ý đến kết cấu của bài thơ, vai trò của việc sử dụng nghệ thuật trong bài là gì? Góp phần như nào trong việc thể hiện nội dung của bài thơ. Câu 7 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Thiết kết một tấm thẻ, trình bày những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn trong nhóm Lời giải:
Câu 8 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Chúng ta có thể làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? Lời giải: Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ: - Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội. - Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. - Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi. - Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước… Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)
|
Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên. Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ „. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, văn chương có cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về thơ ca? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? Em hiểu như thế nào về tâm nguyện của nhà thơ: “Tôi nguyện suốt đời trung thực sống cho thơ”?
Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó. Theo em, trong quá trình viết, khi sử dụng tranh ảnh, biểu đổ, sơ đồ,.... lấy từ Internet, chúng ta có cần dẫn nguồn không? Vì sao?