Soạn bài Ôn tập bài 5 trang 148 Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, chúng cần lưu ý những gì? Qua các văn bản trong bài học này, em có nhận xét gì về khát vọng công lí và cách thể hiện khát vọng ấy trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì? Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Đọc lại văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Thúy Kiều báo ân, báo oán; Tiếng đàn giải oan và hoàn thành bảng sau:
Phương pháp: Sử dụng kiến thức đọc hiểu 3 văn bản trên để thực hành Lời giải:
Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý những điều gì? Phương pháp: Sử dụng kiến thức về thể loại để thực hiện Lời giải: Những lưu ý khi tìm hiểu một truyện thơ: cốt truyện, nhân vật, lời thoại, chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật, tư tưởng, thông điệp. Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Tìm trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên hoặc Truyện Kiều ít nhất một cặp lục bát có sử dụng điển tích, điển cố và cho biết tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố ấy. Phương pháp: Sử dụng kiến thức về thể loại để thực hiện Lời giải: Trong Truyện Kiều: Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Điển tích: Sân Lai, Gốc tử, quạt nồng ấp lạnh: Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh. Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục bài viết phân tích một tác phẩm văn học (phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật) Phương pháp: Sử dụng kiến thức về phần viết để thực hiện Lời giải: Sơ đồ bố cục bài văn phân tích một tác phẩm văn học:
Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, chúng cần lưu ý những gì? Phương pháp: Sử dụng kiến thức về bài nói và nghe để thực hành Lời giải: Trước khi phỏng vấn: - Chuẩn bị kỹ lưỡng các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn và luyện tập trả lời. - Chuẩn bị trang phục phù hợp, lịch sự. Trong khi phỏng vấn: - Tạo ấn tượng tốt ban đầu bằng cách mỉm cười, chào hỏi và bắt tay với người phỏng vấn. - Thể hiện sự tự tin, thoải mái và nhiệt tình trong suốt buổi phỏng vấn. - Lắng nghe cẩn thận câu hỏi của người phỏng vấn và trả lời một cách rõ ràng, súc tích và đầy đủ thông tin. - Tránh nói dối hoặc phóng đại sự thật. - Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn để thể hiện sự am hiểu và quan tâm của bạn. - Cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn. Câu 6 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Qua các văn bản trong bài học này, em có nhận xét gì về khát vọng công lí và cách thể hiện khát vọng ấy trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì? Phương pháp: Sử dụng kiến thức về thể loại để thực hiện Lời giải: Khát vọng công lí - đây là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân và truyện cổ tích thần kì. Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì, kì bí hay các nhân vật mang tính nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới thấp hèn trong xã hội. Qua cuộc đấu tranh nhiều khi không cân sức ấy, tác giả không chỉ tố cáo những tội ác của giai cấp thống trị với quần chúng lao động, với những con người bị áp bức, đè nén lên cuộc đời của nhiều người dân vô tội mà các tác giả của bộ phận văn học này còn có ý thức đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động – con người thấp hèn nhất trong xã hội xưa, chịu nhiều oan ức của xã hội. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5: Khát vọng công lí (Truyện thơ Nôm)
|
Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/đọc diễn cảm? Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở)
Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở) Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này.
Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý những gì? Nêu kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói khi thực hiện các yêu cầu thực hành về nói và nghe ở Bài 3 và Bài 4.
Nêu những điểm giống và khác nhau về kiểu bài sau: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 2 và bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 5.