Soạn bài thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi - Văn 10 KNTTSoạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài thực hành đọc Mãi mãi tuổi hai mươi. Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...) Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận cuộc sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết Câu 1. Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...) Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của văn bản Trả lời: - Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam - Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân. Câu 2. Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận cuộc sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Tìm hiểu thêm và rút ra kết luận về quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết Trả lời: - Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc. - Cảm xúc, tâm trạng của tác giả: + Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến + Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. Câu 3. Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,....trong văn bản Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Chú ý, phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,... trong văn bản Trả lời: - Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc - Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ => ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường => cảm xúc khi vào quân ngũ => những trải nghiệm khi hành quân => khoảnh khắc hiện tại. Câu 4. Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Dựa vào phần phân tích để đưa ra thông điệp Nêu tác động với sự lựa chọn của bản thân Trả lời: - Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa. - Văn bản “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội. Với tôi, tác phẩm đã củng cố trong tôi niềm tin với những mục tiêu đã chọn và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9. Hành trang cuộc sống
|
Soạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài Hệ thống hóa kiến thức đã học - Ôn tập HK2. Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại đó. Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác?
Soạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài Luyện tập và vận dụng - Ôn tập HK 2. Câu 1. Hai văn bản Vật liệu thông minh và 80 năm nhìn lại... nhắc bạn nhớ tới những văn bản nào đã được đọc, tham khảo hay thực hành viết trong học kì II? Dựa vào đâu mà bạn có liên hệ như vậy?