Soạn bài Thực hành đọc Thời gian Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức tập 1Đặc điểm thể loại và cấu tứ của bài thơ. Tính chất tượng trưng của các hình ảnh thơ. Suy ngẫm của tác giả về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu bà mối tương quan giữa chúng. Nội dung chính: Văn bản khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những câu thơ, những bài hát. Thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn của những giá trị tinh thần của cuộc đời. Câu hỏi 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Đặc điểm thể loại và cấu tứ của bài thơ. Lời giải: - Đặc điểm: thể thơ tự do - Cấu tứ của bài thơ: Bài thơ là cảm nhận về triết lý nhân sinh sâu sắc để lại trong lòng người đọc sự suy ngẫm về con người và cuộc sống mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Tác giả nhận thấy sự nghiệt ngã của thời gian nằm ở chỗ nó mang theo sự lụi tàn của sự vật, cảnh vật và thậm chí cả con người. Nhưng ẩn sâu sau sự nghiệt ngã đó là sự khắc ghi về sự trường tồn của thời gian, tình yêu và cái đẹp. Câu hỏi 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Tính chất tượng trưng của các hình ảnh thơ. Lời giải: - Thời gian không vô hình mà là một khối vật chất có thể cân đo đong đếm, có thể cầm được trên tay. - Hình ảnh lá khô: hình tượng ẩn dụ có tính khái quát cao hé mở một góc nhìn về thời gian vaö cuộc sống nghiệt ngã của đời người mà ai cũng phải trải qua, đấy là quy luật của sinh và tử. - Phép so sánh kỉ niệm như tiếng sỏi: Những viên sỏi kỷ niệm đã hiện về nhưng không để lại âm thanh gì vì lòng giếng đời người đã cạn. Khi lòng giếng bị lấp đầy cũng là lúc kỷ niệm biến mất cùng khói sương. - Thời gian làm khô chiếc lá đời người nhưng lại làm tươi xanh chiếc lá thơ chiếc lá nhạc. => Mỗi người tự nghiệm lại đời mình, tự cảm đời mình cũng là một cách hiểu thời gian của Văn Cao. Câu hỏi 3 (trang 74 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Suy ngẫm của tác giả về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu bà mối tương quan giữa chúng. Lời giải: - Thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được được thời gian. Bài thơ cho chúng ta thấy cái ý nghĩa nhân sinh tưởng như bình thường mà không phải ai cũng nhận biết được khi con người luôn đắm chìm trong quá nhiều tham vọng của cuộc sống…Ý niệm về thời gian trong bài thơ của Văn Cao, vì thế mang tư tưởng hiện sinh tích cực. - Nghệ thuật và Tình yêu luôn khác biệt và luôn vượt lên mọi thứ tầm thường, tự thân nó luôn mang một sức mạnh trường tồn, vĩnh cửu bởi nó là hiện thân của cái Đẹp. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. => Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
|
Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh? Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?
Trong đoạn kết của văn bản, tác giả đã bộc lộ ước mơ gì? Hình ảnh “tự do ngân vang từ những đỉnh đồi, […] ngọn núi" có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả? Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ (điệp ngữ, ẩn dụ,…) đã được tác giả sử dụng.
Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó. Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?
Thể hiện nội dung của hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp. Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.