Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59 - Văn 10 KNTT

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59, 60, 61 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung có liên quan đến các truyện đã đọc trong bài. Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đến các văn bản trong bài học.

I. Biện pháp chêm xen

u 1.

Nêu tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau:

a) Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

b) Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

c) Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia – ve (người luôn ngờ vực về nhân thân của ông) rình mò, theo dõi.

(Tóm tắt Những người khốn khổ)

Phương pháp:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép chêm xen.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép chêm xen ở mỗi phần.

Trả lời:

a) Biện pháp chêm xen trong cụm “bên ngoài trời nắng gắt” bổ sung thông tin cho hiện tượng nói đến trong vế trước: giải thích vì sao Thanh đổ mồ hôi.

b) Biện pháp chêm xen trong cụm “ngày nào” bổ sung thông tin về thời gian. Đồng thời, cụm “ngày nào” thể hiện trạng thái hồi tưởng, hoài niệm ở nhân vật.

c) Biện phép chêm xen trong cụm “người luôn ngờ vực về nhân thân của ông” bổ sung thông tin về đặc điểm của nhân vật Gia-ve.

u 2.

Viết ba câu có sử dụng biện pháp chêm xen, nội dung có liên quan đến các truyện đã đọc trong bài.

Phương pháp:

- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ chêm xen.

- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.

- Thực hành viết câu có sử dụng phép chêm xen dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.

Trả lời:

- Nhân vật Phăng-tin luôn khao khát gặp con – đứa con gái đã thất lạc của chị - trước khi qua đời.

- Đối với Na-đi-a, dù sau này nàng đã có chồng – một viên thư ký hội đồng giám hộ quý tộc, thì kỷ niệm về ngày trượt tuyết cùng nhân vật “tôi” và những tiếng “anh yêu em” vẫn là những phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời nàng.

- Nhân vật Thanh vẫn luôn cảm thấy bình yên và thong thả mỗi khi trở về ngôi nhà của bà – không gian thân thuộc đối với chàng.

II. Biện pháp liệt kê

u 1.

Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:

a) Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b) Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…

(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)

c) Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

Phương pháp:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép liệt kê.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê ở mỗi phần.

Trả lời:

a) Biện pháp liệt kê thể hiện ở chỗ, người viết liệt kê một loạt những hành động tội ác của hồn ma viên tướng bại trận và lên án đối tượng.

b) Nhà văn liệt kê các món ăn thường thấy trong cỗ Tết và những món ngon khác, cung cấp thông tin về ẩm thực ngày Tết.

c) Người viết liệt kê các sự kiện diễn ra theo thời gian, tái hiện lại chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại của quân giặc.

u 2.

Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đến các văn bản trong bài học.

Phương pháp:

- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ liệt kê.

- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.

- Thực hành viết câu có sử dụng phép liệt kê dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.

Trả lời:

- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” xoay quanh ba nhân vật Giăng Van-giăng, Gia-ve và Phăng-tin.

- Rất nhiều thực vật xuất hiện trong truyện ngắn của Thạch Lam: giàn thiên lý với búp hoa lí non, lá rau tươi xanh ngắt, gốc hoa hoàng lan trong tuổi thơ của Thanh, cây hoàng lan cao vút, hoa hoàng lan chưa rụng…

- Câu nói “anh yêu em” được nhân vật “tôi” nói ra trong không gian có xe trượt tuyết, gió rút gào, “tôi” và Na-đi-a.

Sachbaitap.com

  • Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học trang 61, 62, 63, 64, 65, 66 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Câu 1. Chủ đề của Chữ người tử tù đã được tác giả bài viết khái quát qua những câu nào? Để tô đậm ý tưởng của bài viết, tác giả đã chọn cách dẫn dắt như thế nào?

  • Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau - Văn 10 KNTT

    Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2 bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau. Lựa chọn đề tài: Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do?

  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 - Văn 10 KNTT

    Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68 - Văn 10 KNTT

    Soạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài Củng cố, mở rộng. Căn cứ vào ba văn bản đã đọc, lập bảng tổng hợp hoặc vẽ sơ đồ theo gợi ý sau. Nêu những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện. Lời nhân vật trong truyện thường tổn tại ở những dạng nào? Trên cơ sở dàn ý bài viết đã lập ở câu 4, hãy chuẩn bị dàn ý cho bài nói và tập luyện cách trình bày.

  • Soạn bài thực hành đọc Con khướu sổ lồng - Văn 10 KNTT

    Soạn bài thực hành đọc Con khướu sổ lồng - Văn 10 KNTT

    Soạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài thực hành đọc Con khướu sổ lồng. Mức độ bao quát các nhân vật, sự kiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất. Nắm bắt được cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật về sự việc diễn ra trong câu chuyện.