Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86 - Văn 10 KNTTSoạn bài Thực hành tiếng việt trang 86, 87 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 1. Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Câu 1. Nêu nhận xét khái quát về liên kết và mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Phương pháp: - Đọc, ôn lại phần Tri thức ngữ văn trang 72, 73. - Đọc lại văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. - Chú ý các phép liên kết, cách dùng từ để nêu nhận xét về liên kết và mạch lạc trong văn bản trên. Trả lời: - Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Mở đầu, tác giả đưa ra khái niệm “hiền tài”, khẳng định hiền tài có ý nghĩa quan trọng đối với vận mệnh dân tộc thông qua cách trọng dụng, đối đãi của những đấng thánh đế minh vương và cuối cùng là nêu lên tác dụng to lớn của việc được khắc tên lên bia tiến sĩ đối với người đương thời và các thế hệ sau. Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, luận điểm trước là tiền đề để luận điểm sau phát triển. Câu 2. Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn 1: Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ. (Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần, Sđd) a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn? b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên. c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm? d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn 1: Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ. (Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần, Sđd) a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn? b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên. c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm? d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? Đoạn 2: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ. a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc? b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào? Đoạn 3: Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn. a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì? b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn. c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc. Phương pháp: - Chú ý nội dung và hình thức để chỉ ra lí do đoạn 1 là một đoạn văn. - Chú ý cách dùng từ giữa các câu văn. - Lưu ý về nội dung giữa các đoạn trong văn bản. - Chỉ ra những từ ngữ được lặp lại nhiều lần. - Chú ý các từ được lặp lại giữa các câu trong đoạn để nêu lí do đoạn văn vẫn có sự rời rạc. - Chú ý cách sử dụng phép liên kết giữa các câu trong đoạn để chỉ ra lỗi sai. - Dựa vào sự mạch lạc giữa các câu để nêu dấu hiệu nhận biết lỗi về mạch lạc. - Dựa vào cách sử dụng các phép liên kết giữa các câu để nêu dấu hiệu của lỗi liên kết. - Từ những dấu hiệu ở câu a), đưa ra cách sửa phù hợp. Trả lời: Đoạn 1 a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ. b. Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn: - Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người - Câu 2: chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy - Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên - Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ => Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. Mạch lạc trong phép liên kết: - Phép lặp: chỉ, đồng cảm - Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy - Phép nối: Nói cách khác c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. Đoạn 2 a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp: Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào. Đoạn 3: a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc là lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên b. Các lỗi liên kết trong đoạn văn - Về nội dung + câu 1: đề cập việc con người sử dụng điện thoại thay sách + câu 2: con người vứt bỏ thói quen đọc sách + câu 3: nó khó giúp con người tìm được yên tĩnh trong tâm hồn => Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau - Về phép liên kết + Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên + Sử dụng phép thế không phù hợp: Từ “nó” ở câu thứ 3 là điện thoại, nhưng lại được đặt sau câu 2 nói về sách sẽ khiến bạn đọc hiểu “nó” thay cho “sách” dẫn đến hiểu sai ý văn bản. c. Cách sửa Bởi vì không thấy được lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn”. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận
|
Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm trang 87, 88, 89, 90 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?
Soạn bài Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau trang 92, 93, 94 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 1. Lựa chọn đề tài. Đề tài nói cần được thống nhất trong cả lớp trước khi tiết học diễn ra hoặc ngay đầu tiết học.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Theo bạn, trong văn nghị luận, yếu tố tự sự có thể sử dụng ở những trường hợp nào và với mức độ ra sao?
Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trang 99, 100, 101, 102, 103, 104 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận