Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

Câu 1. Ôn lại các cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ sau: 

Trả lời:

 

(a): Phát triển nghĩa của từ

(b): Tạo từ ngữ

(c): Vay mượn tiếng nước ngoài

Câu 2. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.

Trả lời: 

- Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)...

- Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:

+ Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ...

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS...

Câu 3. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?

Trả lời: 

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng. Nếu như vậy thì mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và số lượng từ ngữ sẽ rất lớn, trí nhớ con người không thể nào nhớ hết.

II. TỪ MƯỢN

Câu 1. Ôn lại khái niệm từ mượn

Trả lời:

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Câu 2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:

a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.

b) Tiêng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngừ khác là do ép buộc của nước ngoài.

c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

d) Ngày nay, vốn từ tiêng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.

Trả lời:

Câu (c) là câu nhận định đúng. Hiện tượng vay mượn từ ngữ là hiện tượng phổ biến diễn ra ở nhiều ngôn ngữ. Việc vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng như cầu giao tiếp của người Việt. Tiếng Việt vay mượn nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, đặc biệt là tiếng Hán.

Câu 3*. Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những lừ mượn như: a-xít, ra-đi- ô, vi-ta-min,...!

Trả lời: 

- Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa, nó được dùng giống như từ thuần Việt.

- Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm, chưa được Việt hóa.

III. TỪ HÁN VIỆT

Câu 1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.

- Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt.

Câu 2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau đây:

a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiống Việt.

b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.

d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.

Trả lời:

Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hoá và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng vì nó có số lượng lớn và được dùng trong các văn bản khoa học, văn chương, chính luận, hành chính. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh để chúng ta dùng từ Hán Việt, không nên lạm dụng

IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.

Trả lời: 

Thuật ngữ: Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong văn bản khoa học, công nghệ. Ví dụ: khái niệm về tế bào, gen di truyền….

Biệt ngữ: Những từ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định.

Ví dụ: Trong ngôn ngữ của học sinh: chuồn (trốn học), đi nét (lên mạng in-tơ-nét để chơi trò chơi điện tử), ngỗng (điểm 2)

Câu 2. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.

Trả lời: 

Vai trò của thuật ngữ rất quan trọng, vì:

- Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.

- Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

- Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.

Câu 3. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.

Trả lời: 

- Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …

- Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…

- Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…

V. TRAU DỒI VỐN TỪ

Câu 1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ

Trả lời: 

Các hình thức trau dồi vốn từ:

+ Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

Câu 2. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

Trả lời:

- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mẫu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

- Hậu duệ: con cháu người đã chết.

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

Câu 3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau

a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.

b) Ngày xưa, Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân. 

c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

Trả lời:

a) Từ sai: béo bổ - Những thức ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con người

=> Sửa thành béo bở  - Mang lại nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh

b) Từ sai:: đạm bạc - chất lượng bữa ăn không được tốt, đơn giản.

=> Sửa thành tệ bạc  - thái độ sống, cách hành xử vô ơn, tồi tệ với người khác

c) Từ sai: tấp nập - nhiều người qua lại, những hoạt động diễn ra không ngừng.

=> Sửa thành tới tấp - tính từ chỉ sự liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đã tới.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 10. Đồng chí
  • Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều

  • Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ?

  • Soạn bài Bếp lửa - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Bếp lửa - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Bếp lửa ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?

  • Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) trang 146 - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

    Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 1 Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.