Soạn bài Tự đánh giá trang 29 SGK Ngữ Văn 11 tập 2 Cánh diềuThiên nhiên và con người ở “miền quê ngoại” như thế nào? Hãy ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của em trong một đoạn văn (khoảng 8 -10 dòng). Em có nhận xét gì về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản Nắng đẹp miền quê ngoại? Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Trong truyện này, ai là nhân vật chính? A. Nhân vật “tôi” B. Nhân vật Thơm C. Nhân vật “dượng rể” D. Nhân vật “tên lưu manh” Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu và chú ý đến ngôi kể của văn bản. Trả lời: Đáp án: A Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Giọng điệu của người kể chuyện như thế nào? A. Bình dị, từ tốn B. Bông lớn, châm biếm C. Hài hước, dí dỏm D. Trầm lặng, buồn bã Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu và chú ý đến giọng điệu của người kể chuyện. Trả lời: Đáp án: A Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Thủ đoạn mà nhân vật “tôi” đã làm đối với cô Thơm là gì? A. Áp bức, doạ nạt B. Đặt điều vu khống C. Gài bẫy, bắt giam D. Lập mưu bán đứng Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu chú ý việc làm nhân vật “tôi” làm với cô Thơm. Trả lời: Đáp án: D Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Hành động, lời nói, thái độ của cô Thơm thể hiện tính cách gì? A. Hiền lành, thận trọng B. Nghĩa tình, hào hiệp C. Trong sáng, can đảm D. Nóng nảy, vội vàng Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu, tập trung vào nhân vật Thơm khi bị gài bẫy và bắt giam. Trả lời: Đáp án: C Câu 5 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật “dượng rể” cho thấy nhân vật này là người có tính cách như thế nào? A. Hời hợt, nông nổi B. Khoan dung, nghĩa tình C. Nhỏ mọn, cố chấp D. Trong sáng, cao thượng Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu, tập trung vào nhân vật “dượng” khi nhân vật “tôi” thú nhận tội lỗi. Trả lời: Đáp án: D Câu 6. (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy tóm tắt văn bản bằng cách sắp xếp các sự kiện chính theo trật tự thời gian. Từ đó, nêu nhận xét của em về cốt truyện. Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu, xác định được nội dung chính của văn bản, sau đó sắp xếp các sự kiện chính. Trả lời: - Tóm tắt: Truyện kể về nhân vật “tôi” có điều kiện cuộc sống tốt, nhờ sự khéo léo và giỏi kết bạn với những người chỉ huy xâm chiếm nước ta lúc bấy giờ. + Nhân vật tôi cùng với hai người lưu manh lừa một cô gái trẻ đến nhà trung úy người Pháp. + Cô gái chết đi do bị viên trung úy bắn, nhưng cô vẫn giữ được tinh thần kiên quyết không khuất phục đến cùng trước lúc chết. + Chiến tranh kết thúc, nhân vật tôi cùng chị gái quay trở lại quê ngoại, gặp lại người dượng. + Người dượng hiền lành, mộc mạc kể về người con gái út đã chết khi chỉ mới mười tám tuổi. Nhân vật nhận ra rằng đó là cô gái mà mình đã lừa năm nào. + Một nỗi ăn năn, đau khổ dâng trào trong lòng nhân vật tôi. + Người dượng im lặng tha thứ cho những điều tàn ác nhân vật “tôi” đã làm. + Đứng trước mộ người em họ bị mình hãm hại, nhân vật “tôi” nhận ra dù cái xấu luôn tồn tại chà đạp con người, nhưng cái tốt đẹp vẫn luôn trường tồn mãnh liệt. => Nhận xét cốt truyện: Cốt truyện xoay quanh nhân vật chính, các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có thắt nút ở đầu truyện, cao trào ở giữa truyện, mở nút ở cuối chuyện; ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. Câu 7. (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh xã hội như thế nào? Bối cảnh ấy giúp em hiểu rõ hơn điều gì về nội dung và ý nghĩa của truyện? Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu, chú ý vào thời gian xuất hiện trong câu chuyện. Từ đó rút ra nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Trả lời: - Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh khi đất nước bị quân Pháp xâm chiếm. - Từ bối cảnh đó khiến cho em hiểu được con người sống trong bối cảnh bị Pháp xâm lược cũng bị tha hóa theo, những người không có chính kiến, không có tinh thần vững thì rất dễ bị sa ngã và làm ra những điều sai lầm. Chính những tia sáng, ánh sáng quê hương sẽ soi sáng dẫn đường con người sửa chữa sai lầm. Câu 8 (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm quê ngoại diễn biến ra sao? Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu, chú ý vào đoạn khi nhân vật “tôi” cùng chị gái về quê ngoại để thấy được tâm trạng diễn biến như thế nào. Trả lời: Diễn biến trong tâm trạng của nhân vật “tôi” khi về thăm quê ngoại: - Mong muốn về thăm quê. - Hốt hoảng, kinh hãi khi biết cô Thơm là con gái dượng. - Hối hận, ăn năn và mong nhận được sự tha thứ về lỗi lầm của mình. - Buồn bã, tiếc thương, an yên khi đứng trước mộ cô Thơm và được ánh nắng quê hương soi rọi. Câu 9. (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Em có nhận xét gì về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản Nắng đẹp miền quê ngoại? Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu, tìm ra sự kết nối giữa nhân vật “tôi” và người kể chuyện. Trả lời: Có mối liên hệ: Nhân vật “tôi” và người kể chuyện rất gắn bó, có thể hiểu hết được tâm trạng, tinh thần của đối phương Câu 10. (trang 35 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Thiên nhiên và con người ở “miền quê ngoại” như thế nào? Hãy ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của em trong một đoạn văn (khoảng 8 -10 dòng). Phương pháp: Ghi lại suy nghĩ của bản thân sau khi tìm hiểu xong văn bản. Trả lời: Thiên nhiên “miền quê ngoại” hiện ra như một cõi nguồn thanh sạch giúp gột rửa, thanh lọc mọi linh hồn từng nhuốm tà niệm, tàn ác của lòng người. Nhân vật “tôi” đứng trước mộ em Thơm - người em khốn khổ đã bị chính tay anh họ mình đẩy vào chỗ chết, ngắm nhìn “biển cỏ bao la xanh rờn rợn trải rộng thênh thang đến tận chân trời, dòng sông mềm mại vô tận ôm lấy cánh đồng theo nhìn chèo cô thôn nữ, nắng chiều được phủ một lớp men vàng lấp lánh. Mọi thứ bình yên, thanh thuần như chính con người nơi đây. Họ là những người dân chân chất, mộc mạc, sống một đời bao dung, trong sạch, không chịu khuất phục trước bất kì thế lực nào. Còn nhân vật “tôi”, dẫu cuộc sống nhàn hạ, đủ đầy, vẫn vì miếng tham mà làm ra những hành động tàn ác, xấu xa, hủy hoại cuộc đời một cô gái. Ánh sáng quê hương và sự an lành, thanh thản ấy đã soi rọi tâm hồn nhân vật. Nhân vật được gột rửa những thứ tăm tối, xấu xa trong tâm hồn mình. sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Truyện ngắn
|
Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em. Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì? Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hóa dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?
Hình ảnh con người ở bên lề của cuộc sống trong Đây thôn Vĩ Dạ đem lại cho em cảm xúc gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) trình bày cảm xúc đó của em.
Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này? Em thấy thích nhất hình ảnh, dòng thơ hay khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?