Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn? Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó. Phân tích bài viết tham khảo: Tựu trường. Trả lời câu hỏi: Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn. Phương pháp: Xác định câu chủ đề và câu kết đoạn sau đó nêu nội dung của hai câu Lời giải: - Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ “Tựu Trường” của Huy Cận - Câu kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn? Phương pháp: Xác định ngôi kể và nêu cảm xúc và suy nghĩ của tác giả Lời giải: - Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ. - Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện trong đoạn văn: Cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khi được nhìn thấy hình ảnh chàng trai háo hức hi vọng vào một ngôi trường mới. Cùng những suy nghĩ trân trọng hơn những phút giây ở tuổi hoa niên, lưu giữ những kí ức đẹp ở tuổi thanh xuân. Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ? Phương pháp: Xác định nghệ thuật trong bài Lời giải: - Nghệ thuật liệt kê: Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình như háo hức, xôn xao, hi vọng, tin tưởng ở ngôi trường mới … => Dùng để nhấn mạnh ý, diễn đạt đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung của văn bản. - Cách trình bày đoạn văn theo hình thức tổng phân hợp: có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và cuối đoạn. => Giúp cho văn bản trở nên logic, mạch lạc hơn Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng. Phương pháp: Xác định các phép liên kết trong đoạn văn Lời giải: - Phép thế: “Cảm xúc”, “Những sắc thái cảm xúc” => Sử dụng từ ngữ giúp tránh lặp lại từ “cảm xúc” đồng thời có ý nghĩa tương đương nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản. Hướng dẫn quy trình viết Đề bài: Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó. Quê hương - Tế Hanh Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một người con xa quê đã lâu lựa chọn đề tài trên để viết ra những tâm tình của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những bài tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của ông, qua đó ta thấy được phong cách giản dị, giàu hình ảnh, thấm đượm tình cảm thiết tha. Cả bài thơ là bức tranh làng quê miền biển và khung cảnh lao động của người dân chài qua đó chúng ta thấy được Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với quê hương của mình. Với thể thơ tám chữ hiện đại, đong đầy cảm xúc kết hợp với hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo tạo nên bài thơ giản dị, gần gũi. Tế Hanh đã sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của miền biền “dân trai tráng, chiếc thuyền, mảnh thuyền, màu nước xanh, cá bạc,...” cho chúng ta thấy được quê hương của ông luôn đậm nét không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người thi sĩ. Cùng với đó Tế Hanh cũng sử dụng các hình ảnh so sánh thú vị “Cánh thuyền to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung tỏa của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài. Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hóa giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển. Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Thương nhớ quê hương (Thơ)
|
Đề bài: Hãy thảo luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm
Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này. Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?
Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên. Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ „. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, văn chương có cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.