Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46, 47, 48, 49, 50, 51. Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần. * Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần. Phương pháp: Vận dụng cách viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên Lời giải: Bố cục: 3 phần - Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên nhật thực và nguyệt thực - Phần nội dung: Cắt nghĩa, lý giải nhật thực và nguyệt thực, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động và tần suất xuất hiện. - Phần kết thúc: Kết luận lại giá trị của bài thuyết minh Câu 2 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng Phương pháp: Vận dụng phương pháp đọc hiểu Lời giải: - Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề. -Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu. → Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến. Câu 3 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì? Phương pháp: Vận dụng việc quan sát và đọc hiểu văn bản Lời giải: Các từ ngữ in đậm là nhan đề, đề mục và các từ: nhật thực, nguyệt thực. Mục đích: Làm nổi bật nội dung nhan đề, nội dung các đề mục và thông tin chính xoay quanh nhật thực và nguyệt thực. Câu 4 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bảy đó là gì? Phương pháp: Vận dụng kiến thức về văn bản thông tin Vận dụng kỹ năng đọc hiểu văn bản Lời giải: - Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu. Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”. → Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin. Câu 5 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết. Phương pháp: Vận dụng tri thức đọc hiểu Lời giải: Văn bản sử dụng ngôn từ có tính chính xác, chặt chẽ, sinh động và cô đọng Câu 6 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản. Phương pháp: Vận dụng khả năng quan sát Lời giải: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh → Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài. * Hướng dẫn quy trình viết Câu 1 (trang 49 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này. Phương pháp: Vận dụng kiến thức xây dựng văn bản thuyết minh. Lời giải: Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ. Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá “Tác dụng phình ép” là gì? Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá. Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu. Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả. Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Những bí ẩn của thế giới tự nhiên
|
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó trang 51, 52, 53. Em được giao nhiệm vụ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề “Thiên nhiên có vai trò gì đối với cuộc sống con người?” và có trách nhiệm ghi chép nội dung thảo luận để trình bày lại cho các bạn nghe.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Ôn tập trang 54. Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trang 58, 59, 60, 61, 62. Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu trang 62, 63, 64, 65. Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.