Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 10, 11 SGK Toán 9 tập 1 - Căn thức bậc hai và hằng đẳng thứcGiải bài 6, 7, 8 trang 10, bài 9, 10 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức. Bài 6 Với giá trị nào của a thì mỗi căn thức sau có nghĩa. Bài 6 trang 10 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Với giá trị nào của \(a\) thì mỗi căn thức sau có nghĩa: a) \( \sqrt{\dfrac{a}{3}}\), b) \(\sqrt{-5a}\); c) \( \sqrt{4 - a}\); d) \( \sqrt{3a + 7}\) Phương pháp: +) \(\sqrt{A}\) xác định (hay có nghĩa) khi \(A\ge 0\). Lời giải: a) Ta có: \( \sqrt{\dfrac{a}{3}}\) có nghĩa khi \(\dfrac{a}{3}\geq 0\Leftrightarrow a\geq 0\) b) Ta có: \(\sqrt{-5a}\) có nghĩa khi \(-5a\geq 0\Leftrightarrow a\leq \dfrac{0}{-5}\Leftrightarrow a\leq 0\) c) Ta có: \( \sqrt{4 - a}\) có nghĩa khi \(4-a\geq 0 \Leftrightarrow -a\geq -4 \Leftrightarrow a\leq 4\) d) Ta có: \( \sqrt{3a + 7}\) có nghĩa khi \(3a+7\geq 0\Leftrightarrow 3a \geq -7 \Leftrightarrow a\geq \dfrac{-7}{3}\) Bài 7 trang 10 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Tính: a) \(\sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}}\) b) \(\sqrt {{{\left( { - 0,3} \right)}^2}}\) c) \( - \sqrt {{{\left( { - 1,3} \right)}^2}} \) d) \( - 0,4\sqrt {{{\left( { - 0,4} \right)}^2}} \) Phương pháp: +) Sử dụng hằng đẳng thức \(\sqrt{A^2}=\left| A\right| \). +) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): \(\left| a \right| = a\) nếu \(a \ge 0\) và \(\left| a \right| = -a\) nếu \(a<0\). Lời giải: a) Ta có: \(\sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}} = \left| {0,1} \right| = 0,1\) b) Ta có: \(\sqrt {{{\left( { - 0,3} \right)}^2}} = \left| { - 0,3} \right| = 0,3\) c) Ta có: \( - \sqrt {{{\left( { - 1,3} \right)}^2}} = - \left| { - 1,3} \right| = -1,3\) d) Ta có: \(- 0,4\sqrt {{{\left( { - 0,4} \right)}^2}} \)\(= - 0,4.\left| {-0,4} \right| = - 0,4.0,4 \) \(= - 0,16\) Bài 8 trang 10 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Rút gọn các biểu thức sau a) \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \) b) \(\sqrt {{{\left( {3 - \sqrt {11} } \right)}^2}} \) c) \(2\sqrt {{a^2}} \) với a ≥ 0 d) \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} \) với a < 2. Phương pháp: +) Sử dụng hằng đẳng thức \( \sqrt{A^2}=\left| A \right| \). +) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): Nếu \(a \ge 0\) thì \( \left| a \right| =a\). Nếu \( a< 0\) thì \( \left| a \right| = -a\). +) Sử dụng định lí so sánh các căn bậc hai số học: Với hai số \(a ,\ b\) không âm, ta có: \[a< b \Leftrightarrow \sqrt{a}< \sqrt{b} \] Lời giải: a) Ta có: \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} = \left| {2 - \sqrt 3 } \right|=2- \sqrt{3} \) (Vì \(4>3\) nên \(\sqrt{4} > \sqrt{3} \Leftrightarrow 2> \sqrt{3} \Leftrightarrow 2- \sqrt{3}>0 \). \(\Leftrightarrow \left| {2 - \sqrt 3 } \right| =2- \sqrt{3}\)) b) Ta có: \(\sqrt {{{\left( {3 - \sqrt {11} } \right)}^2}} = \left| {3 - \sqrt {11} } \right| =\sqrt{11}-3.\) (Vì \( 9<11\) nên \(\sqrt{9} < \sqrt{11} \Leftrightarrow 3< \sqrt{11} \Leftrightarrow 3- \sqrt{11} <0\) \(\Leftrightarrow \left| {3 - \sqrt {11} } \right| =-(3- \sqrt{11})=\sqrt{11}-3)\) c) Ta có: \(2\sqrt {{a^2}} = 2\left| a \right| = 2{\rm{a}}\) (vì \(a \ge 0\) ) d) Vì \(a < 2\) nên \(a - 2<0\) \(\Leftrightarrow \left| a-2 \right|=-(a-2)=2-a \) Do đó: \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} = 3\left| {a - 2} \right| = 3\left( {2 - a} \right) \)\(= 6 - 3a\). Bài 9 trang 11 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Tìm x biết a) \(\sqrt {{x^2}} = 7\) b) \(\sqrt {{x^2}} = \left| { - 8} \right| \) c) \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2}} = 6\) d) \(\sqrt {9{{\rm{x}}^2}} = \left| { - 12} \right|\) Phương pháp: +) Sử dụng hằng đẳng thức \( \sqrt{A^2}=\left| A \right| \). +) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): Nếu \(a \ge 0\) thì \( \left| a \right| =a\). Nếu \( a< 0\) thì \( \left| a \right| = -a\). Lời giải: a) Ta có: \(\eqalign{ Vậy \(x= \pm 7\). b) Ta có: \(\eqalign{ Vậy \(x= \pm 8 \). c) Ta có: \(\eqalign{ Vậy \(x= \pm 3 \). d) Ta có: \(\eqalign{ Vậy \(x= \pm 4 \). Bài 10 trang 11 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Chứng minh a) \((\sqrt{3}- 1)^{2}= 4 - 2\sqrt{3}\) b) \(\sqrt{4 - 2\sqrt{3}}- \sqrt{3} = -1\) Phương pháp: +) \(\sqrt{a^2}= |a|\) +) Sử dụng hằng đẳng thức: \((a-b)^2=a^2-2ab+b^2\) +) Sử dụng công thức \((\sqrt{a})^2=a\), với \(a \ge 0\). +) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): Nếu \(a \ge 0\) thì \( \left| a \right| =a\). Nếu \( a< 0\) thì \( \left| a \right| = -a\). +) Sử dụng định lí so sánh các căn bậc hai số học: Với hai số \(a ,\ b\) không âm, ta có: \[a< b \Leftrightarrow \sqrt{a}< \sqrt{b} \] Lời giải: a) Ta có: VT=\({\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} - 2. \sqrt 3 .1 + {1^2}\) \( = 3 - 2\sqrt 3 + 1\) \(=(3+1)-2\sqrt 3 \) \(= 4 - 2\sqrt 3 \) = VP Vậy \((\sqrt{3}- 1)^{2}= 4 - 2\sqrt{3}\) (đpcm) b) Ta có: \(VT= \sqrt {4 - 2\sqrt 3 } - \sqrt 3 \)\(= \sqrt {\left( {3 + 1} \right) - 2\sqrt 3 } - \sqrt 3 \) \( = \sqrt {3 - 2\sqrt 3 + 1} - \sqrt 3 \) \(= \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} - 2.\sqrt 3 .1 + {1^2}} - \sqrt 3 \) \( = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 - 1} \right)}^2}} - \sqrt 3 \) \( = \left| {\sqrt 3 - 1} \right| - \sqrt 3 \) \(=\sqrt 3 -1 - \sqrt 3\) \(= (\sqrt 3 - \sqrt 3) -1= -1\) = VP. (do \(3>1 \Leftrightarrow \sqrt 3 > \sqrt 1 \Leftrightarrow \sqrt 3 > 1 \)\(\Leftrightarrow \sqrt 3 -1 > 0 \) \(\Rightarrow \left| \sqrt 3 -1 \right| = \sqrt 3 -1\)) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
|
Giải bài 11, 12, 13, 14, 15 trang 11, bài 16 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 16 Đố. Hãy tìm chỗ sai trong phép chứng minh "Con muỗi nặng bằng con voi" dưới đây.
Giải bài 17, 18 trang 14, bài 19, 20, 21 trang 15 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương. Bài 21 Khai phương tích 12.30.40 được: Chọn kết quả đúng
Giải bài 22, 23, 24 trang 15, bài 25, 26, 27 trang 16 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 24 Rút gọn và tìm giá trị (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) của các căn thức sau