Bài 67, 68, 69 trang 102, 103 SGK Toán 8 tập 1 - Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trướcBài 67, 68 trang 102, bài 69 trang 103 SGK Toán 8 tập 1 - Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước. Bài 68 Cho điểm (A) nằm ngoài đường thẳng (d) và có khoảng cách đến (d) bằng (2cm). Lấy điểm (B) bất kì thuộc đường thẳng (d). Gọi (C) là điểm đối xứng với điểm (A) qua điểm (B). Bài 67 trang 102 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Cho đoạn thẳng \(AB\). Kẻ tia \(Ax\) bất kì. Trên tia \(Ax\) lấy các điểm \(C, D, E\) sao cho \(AC = CD = DE\) (h.97). Kẻ đoạn thẳng \(EB\). Qua \(C, D\) kẻ các đường thẳng song song với \(EB\). Chứng minh rằng đoạn thẳng \(AB\) bị chia ra ba phần bằng nhau. Phương pháp: Áp dụng định lí: - Nếu các đường thẳng song song cách đều cắt một đường thẳng thì chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau. - Nếu các đường thẳng song song cắt một đường thẳng và chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều. Lời giải:
Bài 68 trang 102 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Cho điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(d\) và có khoảng cách đến \(d\) bằng \(2cm\). Lấy điểm \(B\) bất kì thuộc đường thẳng \(d\). Gọi \(C\) là điểm đối xứng với điểm \(A\) qua điểm \(B\). Khi điểm \(B\) di chuyển trên đường thẳng \(d\) thì điểm \(C\) di chuyển trên đường nào ? Phương pháp: Áp dụng: +) Hai điểm \(A\) và \(A'\) gọi là đối xứng nhau qua điểm \(O\) nếu \(O\) là trung điểm của \(AA'.\) +) Tính chất: Các điểm cách đường thẳng \(b\) một khoảng bằng \(h\) nằm trên hai đường thẳng song song với \(b\) và cách \(b\) một khoảng bằng \(h.\) Lời giải:
Bài 69 trang 103 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Ghép mỗi ý (1), (2), (3), (4) với một trong các ý (5), (6), (7), (8) để được một khẳng định đúng: (1) Tập hợp các điểm cách điểm \(A\) cố định một khoảng \(3cm\) (2) Tập hợp các điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng \(AB\) cố định (3) Tập hợp các điểm nằm trong góc \(xOy\) và cách đều hai cạnh của góc đó (4) Tập hợp các điểm cách đều đường thẳng \(a\) cố định một khoảng \(3cm\) (5) là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\). (6) là hai đường thẳng song song với \(a\) và cách \(a\) một khoảng \(3cm\) (7) là đường tròn tâm \(A\) bán kính \(3cm\). (8) là tia phân giác của góc \(xOy\). Phương pháp: Áp dụng: + Đường tròn là tập hợp các điểm các đều một điểm cố định một khoảng cho trước. + Các điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó. + Tính chất một điểm thuộc tia phân giác của một góc thì cách đều \(2\) cạnh của góc đó. + Tập hợp các điểm cách một đường thẳng \(a\) cố định một khoảng bằng \(h\) không đổi là hai đường thẳng song song với \(a\) và cách \(a\) một khoảng bằng \(h.\) Lời giải: Ghép các ý: (1) với (7) (2) với (5) (3) với (8) (4) với (6) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Chương I. Tứ giác
|
Bài 70, 71, 72 trang 102, 103 SGK Toán 8 tập 1 - Luyện tập. Bài 70 Cho góc vuông (xOy), điểm (A) thuộc tia (Oy) sao cho (OA = 2cm). Lấy (B) là một điểm bất kì thuộc tia (Ox). Gọi (C) là trung điểm của (AB). Khi điểm (B) di chuyển trên tia (Ox) thì điểm (C) di chuyển trên đường nào ?
Bài 73, 74, 75, 76, 77, 78 trang 105, 106 SGK Toán 8 tập 1 - Hình thoi. Bài 77 Chứng minh rằng: a) Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi. b) Hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình thoi.
Bài 79, 80, 81, 82 trang 108 SGK Toán 8 tập 1 - Hình vuông. Bài 79 a. Một hình vuông có cạnh bằng (3cm). Đường chéo của hình vuông đó bằng (6cm), (sqrt{18}cm), (5cm) hay (4cm)?
Bài 83, 84, 85, 86 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Luyện tập. Bài 86 Đố. Lấy một tờ giấy gấp làm tư rồi cắt chéo theo nhát cắt (AB) (h.(108)). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác nhận được là hình gì ? Vì sao ? Nếu ta có (OA = OB) thì tứ giác nhận được là hình gì ?