Bài 83, 84, 85, 86 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Luyện tậpBài 83, 84, 85, 86 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Luyện tập. Bài 86 Đố. Lấy một tờ giấy gấp làm tư rồi cắt chéo theo nhát cắt (AB) (h.(108)). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác nhận được là hình gì ? Vì sao ? Nếu ta có (OA = OB) thì tứ giác nhận được là hình gì ? Bài 83 trang 109 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Các câu sau đúng hay sai ? b) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi. c) Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau. d) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. e) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. Phương pháp: Áp dụng: Các dấu hiệu nhận biết hình thoi, hình vuông. Lời giải: a) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau chưa đủ dữ kiện để khẳng định tứ giác này là hình thoi. Do đó a) sai. b) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên tứ giác đó là hình bình hành. Mà hai đường chéo này lại vuông góc với nhau nên tứ giác này là hình thoi. Do đó b) đúng. c) “Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau” là định nghĩa của hình thoi nên c) đúng. d) Hình chữ nhật luôn có hai đường chéo bằng nhau nên d) sai. e) “Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông” là dấu hiệu nhận biết hình vuông. Do đó e) đúng. Bài 84 trang 109 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Cho tam giác \(ABC\), \(D\) là điểm nằm giữa \(B\) và \(C.\) Qua \(D\) kẻ các đường thẳng song song với \(AB\) và \(AC\), chúng cắt các cạnh \(AC\) và \(AB\) theo thứ tự ở \(E\) và \(F.\) a) Tứ giác \(AEDF\) là hình gì ? Vì sao ? b) Điểm \(D\) ở vị trí nào trên cạnh \(BC\) thì tứ giác \(AEDF\) là hình thoi ? c) Nếu tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì tứ giác \(AEDF\) là hình gì ? Điểm \(D\) ở vị trí nào trên cạnh \(BC\) thì tứ giác \(AEDF\) là hình vuông ? Phương pháp: Áp dụng dấu hiệu nhận biết: - Hình bình hành có các cạnh đối song song, - Hình bình hành có một đường chéo là tia phân giác của một góc là hình thoi, - Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật, - Hình thoi có một góc vuông là hình vuông. Lời giải:
a) Xét tứ giác AEDF, có: DE // AF, DF // AE (gt) Suy ra AEDF là hình bình hành. b) Giả sử AEDF là hình thoi khi đó AD là tia phân giác của góc A. Vậy nếu D là giao điểm của tia phân giác góc A với cạnh BC thì AEDF là hình thoi. c) Nếu ΔABC vuông tại A thì hình bình hành AEDF có EAF^=900">ˆEAF=900EAF^=900 nên AEDF là hình chữ nhật. Nếu ABC vuông tại A và D là giao điểm của tia phân giác của góc A với cạnh BC thì AEDF là hình vuông (vì vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi). Bài 85 trang 109 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Cho hình chữ nhật \(ABCD\) có \(AB = 2AD\). Gọi \(E, F\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB, CD\). Gọi \(M\) là giao điểm của \(AF\) và \(DE\), \(N\) là giao điểm của \(BF\) và \(CE\). a) Tứ giác \(ADFE\) là hình gì? Vì sao? b) Tứ giác \(EMFN\) là hình gì? Vì sao? Phương pháp: Áp dụng dấu hiệu nhận biết: - Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành, - Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành, - Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật, - Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. Lời giải:
Bài 86 trang 109 SGK Toán lớp 8 tập 1 Câu hỏi: Đố. Lấy một tờ giấy gấp làm tư rồi cắt chéo theo nhát cắt \(AB\) (h.\(108\)). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác nhận được là hình gì ? Vì sao ? Nếu ta có \(OA = OB\) thì tứ giác nhận được là hình gì ? Phương pháp: Áp dụng: +) Dấu hiệu nhận biết hình thoi: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. +) Dấu hiệu nhận biết hình vuông: Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. Lời giải: - Tứ giác nhận được theo nhát cắt của AB là hình thoi vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và vuông góc với nhau. - Nếu có thêm OA = OB thì hình thoi nhận được có hai đường chéo bằng nhau nên là hình vuông. Kiến thức áp dụng Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Chương I. Tứ giác
|
Bài 87, 88, 89 trang 111, bài 90 trang 112 SGK Toán 8 tập 1 - Ôn tập chương 1. Bài 88 Cho tứ giác (ABCD). Gọi (E, F, G, H) theo thứ tự là trung điểm của (AB, BC, CD, DA.) Các đường chéo (AC, BD) của tứ giác (ABCD) có điều kiện gì thì (EFGH) là:
Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 115 SGK Toán 8 tập 1 - Đa giác. Đa giác đều. Bài 5 Tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều, (n) - giác đều.
Bài 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 trang 118, 119 SGK Toán 8 tập 1 - Luyện tập. Bài 14 Một đám đất hình chữ nhật dài \(700m\), rộng \(400m\). Hãy tính diện tích đám đất đó theo đơn vị \({m^2},k{m^2},a,ha\).
Bài 6, 7, 8 trang 118 SGK Toán 8 tập 1 - Diện tích hình chữ nhật. Bài 7 Một gian phòng có nền hình chữ nhật với kích thước là (4,2,m) và (5,4,m) có một cửa sổ hình chữ nhật kích thước là (1,m) và (1,6,m) và một cửa ra vào hình chữ nhật kích thước là (1,2,m) và (2,m.)