Câu 27 trang 68 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau: a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau: y = x (1) y = 0,5x (2) b) Đường thẳng (d) song song với trục Ox và cắt trục tung Oy tại điểm C có tung độ bằng 2, theo thứ tự cắt các đường thẳng (1) và (2) tại D và E. Tìm tọa độ của các điểm D, E . Tính chu vi và diện tích của tam giáo ODE. Gợi ý làm bài:
a) * Vẽ đồ thị hàm số y = x Cho x = 0 thì y = 0. Ta có : O(0;0) Cho x = 1 thì y = 1. Ta có: A(1;1) Đồ thị hàm số y = x đi qua O và A. * Vẽ đồ thị hàm số y = 0,5x Cho x = 0 thì y = 0.Ta có : O(0;0) Cho x = 2 thì y = 1. Ta có : B(2;1) Đồ thị hàm số y = 0,5x đi qua O và B . b) Qua điểm C trên trục tung có tung độ bằng 2, kẻ đường thẳng song song với Ox cắt đồ thị hàm số y = x tại D , cắt đồ thị hàm số y = 0,5x tại E. Điểm D có tung độ bằng 2. Thay giá trị y = 2 vào hàm số y = x ta được x = 2 Vậy điểm D(2;2) Điểm E có tung độ bằng 2. Thay giá trị y = 2 vào hàm số y = 0,5x ta được x = 4. Vậy điểm E(4;2) Gọi D’ và E’ lần lượt là hình chiều của D và E trên Ox. Ta có: OD’ = 2, OE’ = 4. Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác vuông ODD’, ta có: \(O{D^2} = OD{'^2} + {\rm{DD}}{'^2} = {2^2} + {2^2} = 8\) Suy ra: \(OD = \sqrt 8 = 2\sqrt 2 \) Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác vuông OEE’, ta có: \(O{E^2} = OE{'^2}{\rm{ + EE}}{{\rm{'}}^2} = {4^2} + {2^2} = 20\) Suy ra: \(OE = \sqrt {20} = 2\sqrt 5 \) Lại có: \(DE = CE - CD = 4 - 2 = 2\) Chu vi tam giác ODE bằng: \(\eqalign{ Diện tích tam giác ODE bằng: \({1 \over 2}DE.OC = {1 \over 2}.2.2 = 2\) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 9 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
|
a) Vẽ trên cùng một mắt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số
Chứng minh rằng với mọi giá trị của m, họ đường thẳng xác định bởi (1) luôn đi qua một điểm cố định. Hãy xác định tọa độ của điểm đó.
Với những giá trị nào của k thì hàm số y = (-k + 9)x + 100 nghịch biến ?
Với những giá trị nào của m thì đồ thị của các hàm số y = 12x + (5 -m) và y = 3x + (3 + m) cắt nhau tại một điểm trên trục tung ?