Câu 4.23 trang 180 sách bài tập Giải tích 12 Nâng caoa) Chứng minh rằng nếu ba số phức a) Chứng minh rằng nếu ba số phức \({z_1},{z_2},{z_3}\) thỏa mãn \(\left\{ \matrix{\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right| = 1 \hfill \cr{z_1} + {z_2} + {z_3} = 1 \hfill \cr} \right.\) Thì một trong ba số đó phải bằng 1. b) Giải hệ phương trình ba ẩn phức \({z_1},{z_2},{z_3}\) sau: \(\left\{ \matrix{ \left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right| = 1 \hfill \cr{z_1}{z_2} + {z_3} = 1 \hfill \cr{z_1}{z_2}{z_3} = 1 \hfill \cr} \right.\) Giải a) Viết \(1 - {z_1} = {z_2} + {z_3}\) Nếu \({z_1} = 1\) thì \({z_2} + {z_3} = 0\) Nếu \({z_1} \ne 1\) thì \(1 - {z_1} \ne 0\), điểm P biểu diễn số \(1 + \left( { - {z_1}} \right) = {z_2} + {z_3}\) không trùng với O nên do \(1 = \left| { - {z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right|\), đường trung trực OP cắt đường tròn đơn vị tại hai điểm biểu diễn \(1, - {z_1}\) và cũng là hai điểm biểu diễn \({z_2},{z_3}\) (h.4.7). Vậy \({z_2} = 1,{z_3} = - {z_1}\) hoặc \({z_2} = - {z_1},{z_3} = 1\). Tóm lại hoặc \({z_1} = 1\) hoặc \({z_2} = 1\) hoặc \({z_3} = 1\) và tổng hai số z còn lại bằng 0 b) Từ hai phương trình đầu của hệ, theo câu a) có thể coi \({z_1} = 1,{z_2} + {z_3} = 0\). Khi đó điều kiện \(z_1z_2z_3=1\) kéo theo hoặc \({z_2} = i,{z_3} = - i\) hoặc \({z_2} = - i,{z_3} = i.\). Suy ra hệ có 6 nghiệm do đổi chỗ các phần tử của bộ ba \(\left( {1,i, - i} \right)\)
Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 12 Nâng cao - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Căn bậc hai của số phức, phương trình bậc hai
|
Xác định tập hợp các điểm trong mặt phẳng phức biểu diễn các số phức z thỏa mãn từng điều kiện sau: