Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈, ∉ thích hợp vào chỗ chấm. 41 … P; 57 … P; 83 … P; 95 … P.
Dùng bảng nguyên tố tìm các số nguyên tố trong các số sau: 117; 131; 313; 469; 647.
Thay chữ số thích hợp vào dấu * để được mỗi số sau là: a) hợp số: 2*, 3*; b) số nguyên tố: 1*, 4*
a) Điền “Đ” (đúng), “S”(sai) vào các ô trống cho mỗi kết luận trong bảng sau; b) Với mỗi kết luận sai trong câu a, hãy cho ví dụ minh họa.
a) Viết mỗi số sau thành tổng của hai số nguyên tố: 16; 18; 20; b) Viết 15 thành tổng của 3 số nguyên tố.
Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố bằng hai cách “theo cột dọc” và dùng “sơ đồ cây”: a) 154; b) 187; c) 630.
Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số đó: a) 38; b) 75; c) 100.
Bác Tâm xếp 360 quả trứng vào các khay đựng như Hình 1 và Hình 2 để mang ra chợ bán. Nếu chỉ dùng một loại khay đựng để xếp thì trong mỗi trường hợp, bác Tâm cần bao nhiêu khay để đựng hết số trứng trên?
Tìm số nguyên tố p sao cho p +1 và p + 5 đều là số nguyên tố.
a) Tìm số tự nhiên k để 3.k là số nguyên tố. b) Tìm số tự nhiên k để 7.k là số nguyên tố.
Tìm: a) ƯC(24,36); b) ƯC(60,140)
Tìm: a) ƯCLN(3,24); b) ƯCLN(8,1,32); c) ƯCLN(36,72); d) ƯCLN(24, 96, 120)
Tìm: a) ƯCLN(56,140); b) ƯCLN(90,135,270)
Tìm ƯCLN rồi tìm các ước chung của: a) 16 và 24; b) 180 và 234; c) 60, 90 và 135.
Rút gọn các phân số sau để được phân số tối giản (có sử dụng ước chung lớn nhất): a) 28/36; b) 63/90; 40/120
Hai phân số 60/135 và 4/9 có bằng nhau không? Hãy giải thích.
Mai có một tờ giấy màu hình chữ nhật kích thước 20 cm và 30 cm. Mai muốn cắt tờ giấy thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau để làm thủ công sao cho tờ giấy được cắt vừa hết, không còn thừa mảnh nào.
Lớp bạn Hoa cần chia 171 chiếc bút bi, 63 chiếc bút chì và 27 cục tẩy vào trong các túi quà mang tặng các bạn ở trung tâm trẻ mồ côi sao cho số bút bi, bút chì và cục tẩy ở mỗi túi đều như nhau.
Tìm a) BC(6,10); b) BC(9,12).
Tìm BCNN của: a) 1 và 8; b) 8; 1 và 12; c) 36 và 72; d) 5 và 24