Đề 1 trang 135 Sách bài tập (SBT) Hình học 12Cho bốn điểm A(1;1; 1), B(2; 2; 1), C(1; 2; 2), D(2; 1; 2). a) Chứng minh AB và CD chéo nhau. ĐỀ 1 (45 PHÚT) Câu 1 (6 điểm) trang 135 sách bài tập (SBT) – Hình học 12 Cho mặt phẳng \((\alpha )\) có phương trình tổng quát: \(2x + y – z – 6 = 0.\) a) Viết phương trình mặt phẳng \((\beta )\) đi qua O và song song với \((\alpha )\). b) Viết phương trình tham số của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha )\). c) Tính khoảng cách từ gốc tọa độ đến mặt phẳng \((\alpha )\). Hướng dẫn làm bài a) Mặt phẳng \((\alpha )\) có phương trình: \(2x + y – z – 6 = 0\) \((\beta )\) đi qua O(0; 0 ;0) và \((\beta )//(\alpha )\) , suy ra phương trình của \((\beta )\) là 2x + y – z = 0. b) Đường thẳng \(\Delta \) đi qua O và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha )\), suy ra phương trình tham số của \(\Delta \) là \(\left\{ {\matrix{{x = 2t} \cr {y = t} \cr {z = - t} \cr} } \right.\) c)\(d(O,(\alpha )) = {{| - 6|} \over {\sqrt {4 + 1 + 1} }} = \sqrt 6 \) Câu 2 (4 điểm) trang 135 sách bài tập (SBT) – Hình học 12 Cho bốn điểm A(1;1; 1), B(2; 2; 1), C(1; 2; 2), D(2; 1; 2). a) Chứng minh AB và CD chéo nhau. b) Viết phương trình mặt cầu đi qua A, B, C, D. Hướng dẫn làm bài a) Ta có: \(\overrightarrow {AB} (1;1;0),\overrightarrow {AC} (0;1;1),\overrightarrow {AD} (1;0;1)\) \(\overrightarrow {AB} \wedge \overrightarrow {AC} = (1; - 1;1),\overrightarrow {AD} .(\overrightarrow {AB} \wedge \overrightarrow {AC} ) = 2 \ne 0\) Do đó A, B, C, D không đồng phẳng suy ra AB và CD chéo nhau. b) Mặt phẳng trung trực của AB đi qua trung điểm \(I({3 \over 2};{3 \over 2};1)\) và có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow {AB} (1;1;0)\) nên phương trình của nó là \((x - {3 \over 2}) + (y - {3 \over 2}) = 0\) Tương tự, mặt phẳng trung trực của AC là \((y - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0\) , mặt phẳng trung trực của AD là \((x - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0\) Tọa độ tâm I của mặt cầu đi qua A, B, C, D thỏa mãn hệ phương trình: \(\left\{ {\matrix{{(x - {3 \over 2}) + (y - {3 \over 2}) = 0} \cr {(y - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0} \cr {(x - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0} \cr} } \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{(x - {3 \over 2}) + (y - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0} \cr {(y - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0} \cr {(x - {3 \over 2}) + (z - {3 \over 2}) = 0} \cr}} \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{x = {3 \over 2}} \cr {y = {3 \over 2}} \cr {z = {3 \over 2}} \cr} } \right.\) Vậy \(I({3 \over 2};{3 \over 2};{3 \over 2})\) . \(IA = \sqrt {{{({1 \over 2})}^2} + {{({1 \over 2})}^2} + {{({1 \over 2})}^2}} = {{\sqrt 3 } \over 2}\) Phương trình mặt cầu phải tìm là \({(x - {3 \over 2})^2} + {(y - {3 \over 2})^2} + {(z - {3 \over 2})^2} = {3 \over 4}\). Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 12 - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG III
|
Cho hình hộp chữ nhật OAIB.CEDF có tọa độ các đỉnh là A(3; 0 ; 0), B(0; 4; 0), C(0; 0; 5) và O(0; 0 ;0).
Trong không gian Oxyz cho bốn điểm A(2; 4; -1),B(1; 4; -1),C(2; 4; 3), D(2; 2; -1).
Hàm số dạng này có một điểm cực đại tại x = 0 và đồng biến trên khoảng (-∞; b) với b ≤ 0. Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (-∞; 0).