Giải Bài tập 1 trang 18 - Bài 3 - SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Kết nối tri thứcBài tập 1 trang 18 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các viên tướng dưới quyền thực hiện những điều gì để có thể chống giặc? Bài tập 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 8 tập 1 KNTT Đọc lại văn bản Hịch tướng sĩ trong SGK (tr. 59 – 62) và trả lời các câu hỏi: Câu 1 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Trần Quốc Tuấn khẳng định sự đối đãi của mình đối với các tì tướng không kém gì cách đối đãi của Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang dành cho các viên tướng dưới quyền nhằm mục đích gì? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ - Áp dụng kiến thức của biện pháp so sánh Lời giải: Trần Quốc Tuấn khẳng định sự đối đãi của mình đối với các tì tướng không kém gì Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang thuở trước đối đãi các viên tướng dưới quyền nhằm mục đích: - Lấy tấm gương của các vị tướng Trung Quốc để binh lính hiểu được về lẽ đền ân - Nhắc nhở các tì tướng về những đãi ngộ mà họ đã được nhận nhằm gợi ra tâm lí có ân tất báo - Khiến các tì tướng phải tự soi xét bản thân đã đền đáp được ân nghĩa chủ tướng dành cho mình giống như những người chịu ơn Vương Công Kiên và Cốt Đãi Ngột Lang hay chưa - Mong muốn các tì tướng trân trọng ân tình thuỷ chung, giữ đạo thần – chủ, sát cánh cùng chủ tướng, đồng cam cộng khổ Câu 2 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Khi khẳng định số phận tương lai của bản thân (chủ tướng) cùng gia đình cũng như số phận tương lai của các tì tướng và gia đình của họ, Trần Quốc Tuấn muốn các tì tướng nhận ra điều gì? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ Lời giải: Khi khẳng định số phận tương lai của bản thân (chủ tướng) cùng gia đình cũng như số phận tương lai của các tì tướng và gia đình của họ, Trần Quốc Tuấn muốn các tì tướng nhận ra rằng: - Chủ tướng là người đồng cam cộng khổ với tì tướng. - Việc chống giặc là vì tương lai tốt đẹp cho cả chủ tướng, tì tướng cùng gia đình của mình. - Số phận của tì tướng và chủ tướng có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Câu 3 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các viên tướng dưới quyền thực hiện những điều gì để có thể chống giặc? Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ - Phương pháp liệt kê Lời giải: Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tì tướng thực hiện những điều sau để có thể chống giặc: - Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, biết lo, biết sợ để không bị động trước giặc - Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên; khiến cho người người, nhà nhà đều giỏi việc binh, võ nghệ - Chuyên tập sách Binh thư yếu lược. Câu 4 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Thay vì dùng quyền của chủ tướng để ra lệnh cho các tì tướng, Trần Quốc Tuấn lại chỉ chia sẻ: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Em hãy làm rõ giá trị của lời chia sẻ ấy. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ Lời giải: Thay vì dùng quyền của chủ tướng để ra lệnh cho các tì tướng, Trần Quốc Tuấn lại chỉ chia sẻ: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. Gợi ý giá trị của lời chia sẻ ấy: - Thể hiện nhất quán mối quan hệ nghĩa tình mà chủ tướng dành cho các tì tướng. - Thôi thúc các tì tướng hành động bằng mệnh lệnh từ trái tim, chứ không phải bằng các mệnh lệnh hành chính hay quyền thế. Câu 5 (trang 18, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 1) Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tì tướng. Phương pháp: - Đọc kĩ đoạn trích Hịch tướng sĩ - Đưa ra cảm nhận khái quát của bản thân Lời giải: - Đó là mối quan hệ nghĩa tình, thân thiết, đồng cam cộng khổ, vô cùng keo sơn, gắn bó. - Đó là mối quan hệ chung một vận mệnh, tương lai, hoà trong lợi ích của gia đình, gia tộc, quốc gia. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3
|
Bài tập 2 trang 18 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả nhắc tới những tấm gương trung thần, nghĩa sĩ nhằm mục đích gì?
Bài tập 4 trang 20 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. hững lí lẽ nào được tác giả sử dụng để thuyết phục, kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc.
Bài tập 5 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời núi sông, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để chứng minh kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp nữa?
Bài tập 6 trang 21 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 3 - Lời sông núi, sách bài tập ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận?