Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 1 Văn 9 Kết nối tri thức tập 1Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc gồm các mục cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó. Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc gồm các mục cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức để hoàn thành bảng Lời giải:
Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức phần đọc để nêu vai trò và mối quan hệ của yếu tố kì ảo với thế giới hiện thực. Lời giải: - Vai trò của yếu tố kì ảo: + Giúp câu chuyện thêm phần hấp dẫn. + Giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự thật xót xa của nhân dân dưới xã hội phong kiến xưa. +… - Mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực:có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và giải quyết nút thắt trong các văn bản. Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Dế chọi, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra đặc điểm của truyện kì. Lời giải: - Câu chuyện xoay quanh 1 cốt truyện nhất định. - Dùng yếu tố hoang đường, kỳ ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống hiện thực. Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Tìm đọc thêm 3 – 4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện. Phương pháp: Tìm hiểu thêm các truyện truyền kì để ghi chép các thông tin. Lời giải: - Một số truyện hiện đại có yếu tố kì ảo: Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp; Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quê Hương; Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp… - Một số truyện truyền kì: Thánh Tông di thảo; Thiên Nam vân lục liệt truyện của Nguyễn Hãng; Ngọc Thanh u minh thần lục; Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng… Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Thế giới kì ảo
|
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Buổi tiễn đưa. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát? Theo em người chinh phụ có thực sự muốn lên đường ra trận hay không? Những chi tiết nào cho biết điều đó?
Nêu một trường hợp trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Tác dụng khi sử dụng trường hợp đó.
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa. Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.
Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.