Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Đi trong hương tràm – Văn 10 Cánh Diều

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Đi trong hương tràm. Bài hát “Đi trong hương tràm” với âm điệu nhẹ nhàng, da diết đã gợi ra không gian thiên nhiên tươi đẹp cùng mối tình yêu thuỷ chung, đằm thắm của anh và em.

1. CHUẨN BỊ 

Câu 1. Đọc trước bài thơ Đi trong hương tràm và tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.

Phương pháp: 

- Đọc trước bài thơ.

- Tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.

Lời giải: 

Nhà thơ Hoài Vũ: tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935), là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam). 

Câu 2. Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào?

Phương pháp: 

Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào?

Lời giải: 

Bài hát “Đi trong hương tràm” với âm điệu nhẹ nhàng, da diết đã gợi ra không gian thiên nhiên tươi đẹp cùng mối tình yêu thuỷ chung, đằm thắm của anh và em.

Câu 3. Tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Phương pháp: 

- Tìm hiểu về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó của cây tràm với cuộc sống của mọi người.

- Nguồn: Sách báo, internet,...

Lời giải: 

Cây tràm là: Cây gỗ cao 2 – 3cm, có loại thấp hơn; vỏ màu trắng dễ róc. Lá mọc so le, phiến lá dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở ngọn. Quả nang, tròn, chứa nhiều hạt.

2. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Chú ý không gian, thời gian, hình ảnh hoa tràm

Phương pháp: 

- Đọc kĩ khổ thơ 1.

- Chỉ ra những chi tiết miêu tả không gian, thời gian và hình ảnh hoa tràm.

Lời giải: 

- Không gian: trong gió, trong mây, Vàm Cỏ Tây, trong vòm lá

- Thời gian: sáng nay

- Hình ảnh hoa tràm: e ấp trong vòm lá

Câu 2. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ khổ thơ 2 và 3 

- Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng.

Lời giải: 

- Biện pháp tu từ:

+ Khổ 2: Điệp ngữ “Dù”

+ Khổ 3:

Điệp ngữ “thổi”, “có”, “thì”

Đối: “Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng / Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”

Câu 3. Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ khổ 2 và khổ 3.

- Chú ý các từ ngữ được sử dụng và đưa ra sự so sánh về cách diễn đạt giữa hai khổ.

Lời giải: 

- Khổ 4 diễn tả trọn vẹn, đầy đủ tình cảm của anh dành cho em

+ Điệp cấu trúc “Anh vẫn” nhằm khẳng định tình cảm của anh mãi thuỷ chung và dõi theo em.

*Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ bài thơ

- Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ và giải thích.

Lời giải: 

 Nhân vật trữ tình là “anh”.Vì trong bài thơ có những lời như đối thoại của anh dành cho em: “Em gởi gì trong gió trong mây” và những lời bày tỏ tình cảm của nhân vật trữ tình “Anh vẫn có bóng em....”. Toàn bộ bài thơ là dòng cảm xúc của anh hướng về em.

Câu 2. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em"? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên

- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình

- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó

Lời giải:

- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng,

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu

=> Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Cái thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng, thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, chòng chành, hụt hẫng. Vào cái khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ. 

Câu 3. Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm.

Phương pháp:

- Đọc kĩ bài thơ

- Phân tích và so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm”

- Đưa ra cách hiểu về nhan đề

Lời giải: 

- Mỗi khi nhắc đến “hương tràm”, nhân vật trữ tình lại trào dâng nỗi nhớ “em” da diết:

“Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”, “Anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát”, “Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh ngát”, “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Như vậy, hình bóng “em” và “tràm” luôn gắn liền với nhau.

=> Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.

Câu 4. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ kết của bài thơ.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng 

Lời giải: 

* Khổ 2

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

=> Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

* Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

=> Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

Câu 5. Vì sao hình tượng "tràm" (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ "em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Phương pháp: 

Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để viết đoạn văn.

Lời giải: 

ơng tràm luôn gắn bó với hình bóng em bởi ngay từ khổ thơ đầu, tác giả viết: “Em gởi gì trong gió trong mây / Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây/ Hoa tràm e ấp trong vòm lá”. Vì thế, mỗi khi thấy bóng tràm, hương tràm, lá tràm, “anh” lại nhớ về “em” cùng những kỉ niệm của đôta. Không gian mở ra với màu xanh của tràm, của Vàm Cỏ Tây, sự mát lành của Gió Tháp Mười, bầu trời cao, cánh đồng rộng. Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 7. Thơ tự do