Soạn bài Thực hành tiếng Việt – Văn 10 Cánh DiềuSoạn văn 10 Cánh Diều bài Thực hành tiếng Việt. Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi Câu 1. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây a) Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng Sỏi cát bay như lũ chim hoang (Trần Đăng Khoa) b) Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trần Đăng Khoa) c) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Chế Lan Viên) d) Tình yêu là vũ khí Giữ đất trời quê hương (Lò Ngân Sủn) Phương pháp: - Đọc các câu thơ - Ôn lại kiến thưc cũ về so sánh - Áp dụng vào các câu => tác dụng Lời giải: a. So sánh “Sỏi cát bay như lũ chim hoang” => Nhấn mạnh được hoàn cảnh sống khắc nghiệt, phải đối mặt với nhiều khó khăn của người lính nơi hải đảo b. So sánh “Những giai điệu ngang tàng như gió biển” => Gợi âm thanh giai điệu của những người lính hải đảo: vừa ồn ào, dữ dội, vừa nhẹ nhàng da diết c. So sánh “Con gặp lại nhân dân như nài về suối cũ”/ “cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa” => Nhấn mạnh nỗi nhớ và niềm vui sướng, hạnh phúc khi được trở về quê hương. d. So sánh “Tình yêu là vũ khí” => Làm nổi bật sức mạnh của tình yêu. Câu 2. Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi a) Sáng chớm lạnh trong làng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may
b) Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều
c) Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh
d) Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa Phương pháp: - Đọc kĩ bài - Ôn lại kiến thức cũ - Vận dụng vào bài => tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ Lời giải: a. Hoán dụ + Nhân hoá “Những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều” => “chảy máu” gợi ra những bi thương, tàn khốc của chiến tranh => “dây thép gai đâm nát cả trời chiều”: chiến tranh tàn phá sự yên bình của quê hương => Thể hiện tình yêu nước, thái độ căm tức kẻ thù b. Ẩn dụ “trán cháy rực”, “lòng bát ngát ánh bình minh” => Làm nổi bật nét rạng ngời, niềm tin được thắp sáng trong bất cứ hoàn cảnh nào của những người con Tổ quốc. c. Nhân hoá “Trời giận dữ”: => lòng căm thù trước tội ác của giặc khiến trời đất cũng không thể dung thứ So sánh “Người lên như nước vỡ bờ” => Ý chí quyết tâm đánh giặc, tinh thần đoàn kết của dân tộc Ẩn dụ “máu lửa”, “rũ bùn đứng dậy sáng loà” => “máu lửa”, “bùn” là ẩn dụ cho những đau thương, mất mát từ cuộc chiến tranh tàn khốc. “đứng dậy sáng loà” chỉ tinh thần dân tộc sáng mãi, đứng lên từ những đau thương, không bao giờ đầu hàng trước số phận. Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng: a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám Đã sáng lại trời thu tháng Tám (Tố Hữu) b) Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa (Nguyễn Đình Thi) c) Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn (Nguyễn Đình Thi) d) Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc Người xem ngổn ngang cũng rặt linh trọc đầu (Trần Đăng Khoa) Phương pháp: - Đọc kĩ bài - Ôn lại kiến thức cũ - Vận dụng vào bài => tác dụng của các biện pháp tu từ Lời giải: a. Điệp cấu trúc “Đã” + đối “tan tác – sáng lại”, “bóng thù hắc ám – trời thu tháng Tám” => Khẳng định sự chuyển giao của đất nước, từ nô lệ trở thành một dân tộc độc lập tự do, qua đó thể hiện niềm tự hào trước chiến thắng của dân tộc. b. Liệt kê “trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông” + điệp ngữ “là của chúng ta” => Nhấn mạnh chủ quyền, độc lập tự do của dân tộc, bộc lộ niềm vui sướng, tự hào trước tương lai mới của đất nước. c. Điệp cấu trúc “Từ những....đã” + nhân hoá “nét mặt quê hương”, “bờ tre hồn hậu” => Làm nổi bật tinh thần chiến đấu của dân tộc, ý chí căm thù giặc và sự hi sinh cao cả để làm nên một quê hương trọn vẹn. d. Ẩn dụ hình thức “lính trọc đầu” chỉ những mỏm đá nhô lên trên biển. Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Phương pháp: - Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => Giá trị nghệ thuật Lời giải: “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi gây ấn tượng sâu sắc bởi chất trữ tình kết hợp với chất chính luận, bởi hình thức câu thơ linh hoạt, nhịp thơ phóng khoáng, hình ảnh thơ đẹp đẽ, chọn lọc, ngôn ngữ thơ cô đọng mà gợi cảm. Nhịp thơ có những lúc dài như một dòng hồi tưởng kí ức, có lúc ngắn, nhanh như những bước chân đang dồn dập xông lên, thể hiện khí thế, sức mạnh của lòng căm thù cao độ. Những câu thơ bảy tiếng, năm tiếng đan xen vào nhau hòa quyện vào nhau tạo nên giọng thơ mạnh mẽ, hào hùng. Các điệp ngữ "đây là của chúng ta", "những" (cánh đồng, ngả đường, dòng sông) như những nốt nhấn, lúc bổng, lúc trầm của bài ca Tổ quốc, thể hiện ý chí tự lập tự cường và tinh thần làm chủ đất nước của quân và dân ta. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, sắc nét, chan chứa nồng độ xúc cảm. Câu thơ biến hóa : thất ngôn, lục ngôn, có lúc đan xen vào câu thơ ba tiếng , năm tiếng đã làm cho giọng thơ biến hóa: lúc man mác, bồn chồn, lúc dồn dập mạnh mẽ. Tất cả đã tạo nên giá trị nghệ thuật cho bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Chú thích: gạch chân: câu có hình ảnh so sánh Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7. Thơ tự do
|
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Viết Phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ. Viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung, nghệ thuật (cái hay, cái đẹp của một tác phẩm thơ nào đó.
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ. Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ là trình bày trước người nghe những thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, tác giả, nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,…)
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Bản sắc là hành trang. Văn bản nêu lên tầm quan trọng của bản sắc đối với mỗi quốc gia; đồng thời đem đến thông điệp “hòa nhập chứ không hòa tan”.
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Gió thanh lay động cành cô trúc. Văn bản là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3.