Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tầng hai SGK Ngữ Văn 11 tập 2 Cánh diềuAi là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan? Tìm các chi tiết trong truyện cho thấy cảm nghĩ của người đó. Nhân vật “bà mẹ” sống trong căn nhà hai tầng có phẩm chất, tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật này. * Nội dung chính: Văn bản là câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê dưới góc nhìn của Phan - người thuê trọ. Sau tất cả, cô nhận ra hạnh phúc là những điều bình dị ngay trong cuộc sống xung quanh, điều cô đã bỏ quên khi mải miết tìm kiếm những điều xa vời. Chuẩn bị Yêu cầu (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): - Đọc trước truyện Tầng hai, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Phong Điệp. - Liên hệ truyện này với những suy nghĩ, quan niệm của em về một cuộc sống hạnh phúc. Trả lời: - Tác giả Phong Điệp + Tên thật là Phạm Thị Phong Điệp, sinh năm 1976 tại Nam Định. + Truyện của chị gần gũi, văn phong dễ hiểu, câu văn đơn giản, thuần thúy thông tin. + Truyện ngắn Tầng hai được in trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần. - Quan niệm về cuộc sống hạnh phúc: Quan niệm về cuộc sống của mỗi người là khác nhau. Nhưng đó đều là sự thăng hoa, vui sướng, thỏa mãn những nhu cầu và cung bậc cảm xúc riêng của mỗi người. * Trả lời câu hỏi giữa bài: Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách tác giả giới thiệu nhân vật. Phương pháp: Đọc đoạn đầu chú ý các từ ngữ câu văn tác giả đưa ra để giới thiệu về nhân vật. Trả lời: Tác giả giới thiệu nhân vật: Trên tầng hai có ba người: bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi, vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp. Anh con trai làm ở xưởng in và chị con dâu là công nhân của một xí nghiệp đóng giày. => Đó là cách giới thiệu theo hướng liệt kê truyền thống, khách quan dưới góc nhìn của Phan. Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Hành động, ý nghĩ của nhân vật Phan như thế nào? Phương pháp: Đọc đoạn cuối của trang 17 chú ý những hành động và ý nghĩ của Phan khi sinh hoạt tại nơi này. Trả lời: - Hành động: + Chẳng mấy khi động đến bếp. + Đi suốt, chỉ trở về khi đã cuối ngày. + Tắt máy từ ngoài ngõ mới dắt xe vào.
+ Thận trọng mở vòi nước, đưa tay ra đỡ tiếng nước. - Ý nghĩ: Lo lăng sợ ảnh hưởng, làm phiền mọi người. => Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Cô là người sống nội tâm và rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai. Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Phan đã nảy ra ý định gì? Ý định ấy nảy ra khi nào? Phương pháp: Đọc đoạn đầu của trang 18 chú ý ý định của Phan. Trả lời: - Phan nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba con người ở trên tầng hai. - Ý định ấy nảy ra sau khi Phan đã lập trình rành mạch các công việc cá nhân khác và quyết định để đầu óc được nhàn rỗi. Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật Phan lắng nghe được những âm thanh nào lúc đêm khuya? Phương pháp: Đọc đoạn giữa của trang 18, tìm ra những âm thanh Phan nghe được. Trả lời: Những âm thanh Phan lắng nghe được lúc đêm khuya là: - Tiếng bà mẹ già ngủ mê - vừa khóc vừa nói. - Tiếng cậu con trai chạy huỳnh huỵch từ trong phòng ra lay gọi mẹ, - Tiếng thở dài, tiếng khóc của cô gái khi không biết chồng đi đâu tối muộn chưa về, tiếng bà mẹ khuyên nhủ con dâu. Câu 5 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Suy nghĩ về lời nói, hành động của những người trong gia đình nhân vật Thắng. Phương pháp: Đọc đoạn đầu phần hai, chỉ ra lời nói và hành động của các nhân vật và đưa ra suy nghĩ. Trả lời: - Lời nói và hành động: Những cử chỉ ấm áp, thân mật, sự quan tâm giữa hai vợ chồng Thắng và giữa mẹ chồng với cô con dâu. → Họ rất quan tâm nhau, chăm sóc nhau từng chút một. Câu 6 (trang 19 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý tâm trạng của nhân vật Phan. Phương pháp: Đọc đoạn cuối trang 19, tìm ra tâm trạng của nhân vật Phan. Trả lời: Tâm trạng của nhân vật Phan: Chạnh lòng nhớ nhà và nghĩ đến mong muốn bám trụ lại Hà Nội để thoát nghèo. Câu 7 (trang 20 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Cảnh sinh hoạt ở tầng hai vào sáng sớm được thể hiện qua những phương diện nào? Phương pháp: Đọc đoạn đầu phần ba, miêu tả lại cảnh sinh hoạt vào buổi sáng sớm ở trên tầng hai. Trả lời: + Âm thanh: Lúc sớm là tiếng khóa mở cửa, người vợ xách làn đi chợ cùng với tiếng thở đều của người chồng. Sau đó là tiếng động bát đũa, tiếng ti vi và tiếng anh chồng mong muốn được ngủ thêm. + Mùi hương: Mùi thơm từ đồ ăn mà người vợ nấu. + Câu chuyện: Hai vợ chồng vui vẻ nói chuyện về những đồ mua thêm để sắp xếp cho ngôi nhà cùng những câu đùa giỡn nhau. Câu 8 (trang 21 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý đồ đạc trong phòng và ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật Phan. Phương pháp: Đọc đoạn cuối phần ba, tìm ra những chi tiết thể hiện đồ đạc, ý nghĩ và tâm trạng. Trả lời: - Đồ đạc trong phòng: một chiếc giường, một tủ quần áo, mấy hòm sách, một chiếc Chaly. - Ý nghĩ, tâm trạng: + Hễ ở nhà chỉ biết nằm thượt đọc sách, ngẫm nghĩ. + Ít khi về quê vì nghĩ đến cảnh cãi vã. + Sống chết muốn bám lấy đất này để mở mày mở mặt. Câu 9 (trang 21 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Hình dung về những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình nhân vật Thắng. Phương pháp: Đọc đoạn đầu phần bốn, tìm những chi tiết về biểu hiện tình cảm. Trả lời: Những biểu hiện tình cảm của các thành viên trong gia đình nhân vật Thắng: - Người mẹ quan tâm, lo lắng cho sự an toàn, sức khỏe, sự êm ấm của cả gia đình. - Người con trai biết yêu thương, chăm lo cho người mẹ. - Người con dâu dịu dàng, biết chăm lo cho mẹ chồng. Câu 10 (trang 21 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng của nhân vật Phan. Phương pháp: Đọc đoạn cuối phần bốn, tìm những từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng. Trả lời: Từ ngữ chỉ hành động và tâm trạng của nhân vật Phan: - Phan định chờ lúc đứa trẻ đầy tháng sẽ lên tầng hai để thăm, nhưng tự nhiên cô tò mò muốn được trông thấy ngay cảnh sống trên ấy, và được nhìn đứa trẻ. - Một lần, cô rụt rè đi lên lưng chừng cầu thang rồi lại phân vân trở xuống. Cứ lần khân thế mất mười phút. - Phan nóng bừng mặt, xấu hổ. Câu 11 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý giọng nói của người kể chuyện. Phương pháp: Đọc phần năm, chú ý giọng điệu và so sánh với giọng điệu ở những phần trước. Trả lời: Giọng người kể chuyện đã có sự thay đổi, bây giờ người kể chuyện đã bắt đầu nhận ra mình cũng có gia đình, có tình yêu thương mà bấy lâu nay chỉ đi mong ước từ nhà người khác. * Trả lời câu hỏi cuối bài: Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy tóm tắt truyện Tầng hai. Từ đó, nhận xét về cốt truyện và bố cục của văn bản. Phương pháp: Đọc toàn bài, tóm tắt các sự kiện chính. Từ đó nhận xét về cốt truyện và bố cục. Trả lời: - Tóm tắt truyện ngắn: Cô gái tên Phan thuê trọ ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên của một gia đình ba người. Mỗi tối đi làm về, cô thường nằm suy nghĩ vẩn vơ và nảy ra ý định dõi theo cuộc sống của ba người còn lại trên tầng hai. Cô lắng nghe âm thanh mê ngủ của người mẹ đến tiếng chạy huỳnh huỵch của người con trai, cuộc đối thoại của các thành viên trong gia đình đó với nhau... Ngược lại, cuộc sống của cô tẻ nhạt và nhàm chán, cô luôn chạy theo ước muốn làm giàu. Đến lúc cặp vợ chồng tầng trên sinh con, cô muốn chúc mừng họ nhưng lại rụt rè. Cuối cùng, cô bị bà chủ nhà phát hiện. Đến lúc này, cô mới tận mắt nhìn ngắm thế giới tầng hai mà bấy lâu nay cô chỉ có thể tưởng tượng. Cô nhận ra, hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm. Cô nhớ về gia đình của mình và nhận thấy bấy lâu cô cứ mải mê tìm kiếm những điều xa vời. - Nhận xét về cốt truyện, bố cục: Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng; bố cục hợp lí tạo nên câu chuyện dễ đồng cảm, tiếp cận được nhiều đối tượng người đọc, để lại những suy nghĩ, triết lí về cuộc sống. Câu 2. (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Truyện diễn ra trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào? Cách tác giả từng bước mở rộng bối cảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện? Phương pháp: Đọc toàn bài, chú ý bối cảnh và sự thay đổi theo từng phần. Trả lời: - Bối cảnh của truyện: Một ngôi nhà hai tầng, màu xanh biển nằm quay lưng ra công viên ở Hà Nội. - Thời gian: Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya. - Tác giả viết truyện theo diễn biến thời gian các sự việc xảy ra, đan xen với các hồi ức, suy nghĩ nhân vật. → Tác giả đã miêu tả được cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn, một cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội làm với khát khao làm giàu. Cuộc sống của cô đối lập hoàn toàn với gia đình 3 người ở tầng trên. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm và sự vui mừng của các thành viên dành cho nhau.Giây phút nhìn cuộc sống trên tầng 2, Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến. Câu 3. (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Nhân vật “bà mẹ” sống trong căn nhà hai tầng có phẩm chất, tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết tiêu biểu trong truyện thể hiện phẩm chất, tính cách của nhân vật này. Phương pháp: Đọc toàn bài, chú ý về hành động, tâm trạng của nhân vật “bà mẹ”, đưa ra những chi tiết tiêu biểu. Trả lời: Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai: - Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói." - Bà rất yêu gia đình của mình: - Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu. + Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình. + Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang. Câu 4. (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Ai là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình nhân vật Thắng và gia đình nhân vật Phan? Tìm các chi tiết trong truyện cho thấy cảm nghĩ của người đó. Phương pháp: Đọc toàn bài, chú ý những chi tiết để thấy sự khác nhau, giống nhau giữa hai gia đình. Trả lời: - Nhân vậy Phan là người quan sát và bộc lộ cảm nghĩ về gia đình Thắng và hoàn cảnh sống của Phan. - Các chi tiết trong truyện cho thấy những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai gia đình:
- Các chi tiết cho thấy cảm nghĩ của người đó: + Phan...chạnh nhớ nhà... + Tự nhiên Phan thấy hơi buồn cười.... + Cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào... + Cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu... Câu 5. (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Vì sao nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: “Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”? Theo em, đây có phải là chủ đề của truyện không? Hãy làm rõ ý kiến của em. Phương pháp: Đọc toàn bài, đọc kĩ ý kiến của nhân vật Phan và xét nội dung của truyện. Trả lời: Phan là một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố làm việc với khát khao làm giàu. Cuộc sống hằng ngày của cô gái nhỏ nhàm chán và cô đơn. Cô luôn nỗ lực làm việc, đến cả trước khi ngủ cô cũng có suy nghĩ vẩn vơ. Cô luôn nghĩ đến cuộc sống, đến tương lai, luôn khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Cô muốn mình phải giàu có, bởi cô đã thấm thía cái nghèo khó và chỉ khi giàu có ở cái đất này, cô mới được tôn trọng, mới được hạnh phúc. Cô thường nghe âm thanh từ một nhà trên tầng hai và mặc sức tưởng tượng về thế giới đó. Cuộc sống của một nhà ba người kia khác xa cô rất nhiều. Cho đến ngày đặt chân đến thế giới đó, chứng kiến cuộc sống hạnh phúc của họ, cô mới giật mình nhận ra những điều mà mình cố gắng tìm kiếm bấy lâu lại giản dị như vậy. Hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta, đó cũng là thông điệp mà Phong Điệp gửi đến chúng ta. Câu 6. (trang 22 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): Từ truyện ngắn Tầng hai, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại? Phương pháp: Đọc toàn bài, từ đó liên hệ với mối quan hệ giữa con người với con người. Trả lời: - Về mối quan hệ giữa người với người: Trong cuộc sống hiện đại xô bồ, náo nhiệt, con người thường xuyên nhận lấy áp lực và khiến cuộc sống mệt mỏi, ít có thời gian dành cho nhau, mối quan hệ giữa người với người trở nên nhạt nhòa, thiếu liên kết. Nhưng chúng ta có thể thay đổi bằng cách mở lòng hơn, chủ động và hòa đồng với mọi người, quan tâm người khác và tạo nên giá trị riêng với mọi người. - Về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại: Con người hiện nay có nhiều hoài bão, chúng ta thường hi vọng và khao khát được hạnh phúc với cuộc sống đủ đầy, ước vọng làm giàu,... mà không nhận ra hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta, trong chính những điều bình thường nhất. Sachbatap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Truyện ngắn
|
Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ? Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau
Viết một bài văn cho đề bài sau: Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô bằng cách trả lời các câu hỏi.
Trình bày trước lớp về vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô.
Thiên nhiên và con người ở “miền quê ngoại” như thế nào? Hãy ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của em trong một đoạn văn (khoảng 8 -10 dòng). Em có nhận xét gì về sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản Nắng đẹp miền quê ngoại?