Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tự đánh giá trang 28 – Văn 10 Cánh Diều

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự đánh giá trang 28. Sắp xếp lại các câu sau cho đúng với trình tự: luận điểm – lí lẽ – dẫn chứng mà Nguyễn Trãi đã trình bày trong bức thư. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược.

Câu 1. 

a. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển thành nguy.

b. Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cử đào hào, đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được.

c. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

Phương pháp: 
 

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải: 

Sắp xếp theo trình tự sau: c – a - b

Câu 2. Bức thư của Nguyễn Trãi chỉ ra sáu điều phải thua của quân Minh. Em hãy điền những nội dung còn thiếu ở cột B rồi ghép thứ tự điều phải thua ở cột A với các nội dung Ở cột B sao cho chính xác.

Hình ảnh (trang 113, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Đọc kĩ nội dung ở cột A và B để nối phù hợp.

Lời giải: 

a - 3; b - 4; c - 6; d - 1; e - 2; g - 5

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về thái độ của Nguyễn Trãi qua cách xưng hô với quân Minh?

A. Nguyễn Trãi đã quá nhún nhường trước kẻ thù khi quân ta đang ở thế mạnh hơn chúng.

B. Nguyễn Trãi có lúc tỏ ra tôn trọng kẻ thù nhưng rất kiên quyết khi chúng động chạm đến quyền lợi dân tộc.

C. Ông đã phân loại kẻ thù để có cách xưng hô tỏ thái độ rõ ràng với từng loại người. Ngay với Tổng binh Vương Thông, khi cần thiết Nguyễn Trãi vẫn có cách xưng hô cứng rắn mang tính cảnh cáo.

D. Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.

Phương pháp: 
 
Đọc kĩ văn bản.

Lời giải: 

Đáp án cần chọn là A
 
Câu 4. 

Trong Thư dụ Vương Thông, lần nữa có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn.". Em hãy cho biết câu nào sau đây thể hiện đúng mục đích của đoạn thơ trên?

A. Việc đòi chém Phương Chính, Mã Kỳ là điều kiện để hai bên giảng hoà, chấm dứt chiến tranh.

B. Đoạn văn kể tội Phương Chính, Mã Kỳ trong bức thư nhằm chia rẽ nội bộ kẻ địch, khiến chúng nghi kị, sát phạt lẫn nhau.

C. Đoạn này của bức thư nhằm lên án tội ác quân Minh, chỉ đích danh thủ phạm để người dân và binh lính người Việt trong thành căm phẫn nổi dậy, kết hợp trong ngoài cùng đánh thành

D. Viết những câu đó, Nguyễn Trãi thể hiện ý chí và quyết tâm của quân dân Đại Việt trong việc tiêu diệt quân Minh nếu chúng không chịu giảng hoà và rút quân về nước.

Phương pháp: 
 
 
Đọc kĩ văn bản.
 
 
Lời giải: 

Đáp án cần chọn là D. 
 
 
Câu 5. 
Từ những tư liệu mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông, lần nữa và cho biết quan điểm của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bức thư.


Phương pháp: 

Đưa ra những hiểu biết của bản thân.


Lời giải: 

- Hoàn cảnh ra đời của Thư dụ Vương Thông lần nữa: một trong những bức thư gửi cho Vương Thông. Bấy giờ thành Đông Quan (Hà Nội nay) bị quân ta vây hãm, quân địch ở trong thành đang khốn đốn. Bức thư này viết vào khoảng thời gian sau khi Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi lệnh vua Minh đã "tự ý giảng hoà" với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.

- Quan điểm của Nguyễn Trãi: bàn về việc binh, mà dùng người binh muốn đánh thắng thì phải biết thời thé thế, dụ giặc ra hàng và rút quân về n­ước.

Câu 6.

Phân tích nghệ thuật lập luận được Nguyễn Trãi thể hiện trong bức thư (từ quan niệm thời thế, chỉ rõ âm mưu và tình thế của đối phương, vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng đến việc đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh) để làm rõ chiến lược “mưu phạt, tâm công" của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu quan niệm thời thế, chỉ rõ âm mưu và tình thế của đối phương, vạch ra các nguyên nhân dẫn đến thất bại của chúng đến việc đưa ra giải pháp kết thúc chiến tranh.

Lời giải: 

Về nghệ thuật lập luận của tác giả:

Lập luận của Nguyễn Trãi trong “Thư dụ Vương thông” rất chặt chẽ. Nghệ thuật lập luận trong bức thư bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thế  của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sau cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên chúng phải rút quân về nước sẽ có lợi hơn cả.

Bức thư không chỉ thuần túy nói lí lẽ mà còn bày tỏ thái độ khinh bỉ, xỉ mắng, vạch mặt quân giặc, đánh vào niềm hi vọng của chúng vào viện binh. Cuối cùng lại khiêu khích giặc bằng cách sỉ nhục và thách đánh để tỏ uy thế của quân ta.

Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho giặc rút lui làm cho chúng mềm lòng.

Câu 7. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược.

Lời giải: 

Một số từ ngữ, hình ảnh trong bức thư để làm nổi bật tư thế, niềm tin, ý chí và tinh thần yêu chuộng hoà bình của cha ông ta trước kẻ thù xâm lược:

“Nay dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giưới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc”...

=> Các từ ngữ, hình ảnh được sử dụng đều mang tính hàm súc, gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật tinh thần đánh giặc của quân và dân ta.

Câu 8. Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?

Phương pháp: 

Nêu cảm nhận của bản thân.

Lời giải: 

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị có lòng yêu nước thương dân, mong muốn tránh được nạn binh đao cho những người dân vô tội, cách viết thư vô cùng thuyết phục, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng hùng hồn.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 5. Thơ văn Nguyễn Trãi
  • Soạn bài Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghiệp - Văn 10 Cánh Diều

    Soạn bài Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghiệp - Văn 10 Cánh Diều

    Soạn Văn 10 Cánh Diều tập 2 bài Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghiệp. Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Chú ý những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bi kịch cuối đời ông. Nguyễn Trãi có đóng góp như thế nào về văn hóa?

  • Soạn bài Kiêu binh nổi loạn – Văn 10 Cánh Diều

    Soạn bài Kiêu binh nổi loạn – Văn 10 Cánh Diều

    Soạn văn 10 Cánh Diều bài Kiêu binh nổi loạn. Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.” (Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn em suy nghĩ gì về ý kiến này?

  • Soạn bài Người ở bến sông Châu – Văn 10 Cánh Diều

    Soạn bài Người ở bến sông Châu – Văn 10 Cánh Diều

    Soạn văn 10 Cánh Diều bài Người ở bến sông Châu. Câu chuyện kể về nỗi đau của dì Mây khi trở về từ chiến trường. Bên cạnh đó chiến tranh cũng để lại lên số phận của những người khác. Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.

  • Soạn bài Hồi trống Cổ Thành – Văn 10 Cánh Diều

    Soạn bài Hồi trống Cổ Thành – Văn 10 Cánh Diều

    Soạn văn 10 Cánh Diều bài Hồi trống Cổ Thành. Đoạn trích đặt ra vấn đề “trung thành hay phản bội” qua việc giải quyết sự hiểu lầm của Trương Phi về Quan Vũ.