Soạn bài Tự đánh giá trang 87 – Văn 10 Cánh DiềuSoạn văn 10 Cánh Diều bài Tự đánh giá trang 87. Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ?, khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong? Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. “Em” - cô thanh niên xung phong B. “Tôi” - người lính trên đường hành quân C. Đồng đội của “tôi” - những người lính D. Bạn bè của “tôi” - những người “có gương mặt em riêng” Phương pháp: - Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => nhân vật trữ tình Lời giải: Chọn đáp án: A. “Em” – cô thanh niên xung phong Câu 2. Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ?
A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước Phương pháp: - Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => hình ảnh “ngọn lửa”, “vì sao ngời chói lung linh”, “làn mây trắng”, “vầng dương” trong bài thơ Lời giải: Chọn đáp án: C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong Câu 3. Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong?A. Khổ 1 B. Khổ 2 C. Khổ 4 D. Khổ 5 Phương pháp: Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào bài thơ => Khổ thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người thanh niên xung phong Lời giải:Chọn đáp án: A. Khổ 1.
Câu 4. Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung của khổ thứ tư?
A. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong B. Cảm hứng ca ngợi, trân trọng sự hi sinh cao cả của người nữ thanh niên xung phong C. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong D. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm ở những người nữ thanh niên xung phong Phương pháp: Đọc bài thơ, vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào bài thơ => nội dung của khổ thứ tư. Lời giải: Chọn đáp án: C. Nỗi đau đớn, bị thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong Câu 5. Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng tời con gái” và tác dụng của biện pháp đó?A. Ẩn dụ - sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong C. Nhân hóa - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên D. So sánh - Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trờ còn mãi. Phương pháp: - Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng tời con gái” và tác dụng của biện pháp Lời giải: Chọn đáp án: B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong Câu 6. Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?A. Tâm hồn lạc quan, yêu đời B. Tình yêu cao cả dành cho Tố Quốc C. Tình yêu lứa đôi thuy chung, son sắc D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết Phương pháp: - Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa Lời giải: Chọn đáp án: B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc Câu 7. Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bomPhương pháp:
- Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => nhan đề bài thơ Khoảng trời, hố bom Lời giải:
Nhan đề “Khoảng trời, hố bom” gợi ra sự đối lập giữa: trên – dưới, rộng – hẹp, bình yên – chết chóc, sự vô tận – cái kết thúc. Nếu “khoảng trời” mà một không gian cao rộng, thanh bình thì “hố bom” là nơi dẫn đến sự chết chóc, hiểm nguy. Đặt hai cụm từ mang ý nghĩa trái ngược cạnh nhau, tác giả vừa làm nổi bật hiện thực chiến tranh tàn khốc, ác liệt vừa cho thấy tinh thần lạc quan, dũng cảm của con người.
Câu 8. Chỉ ra và phân tích một biện pháp tu từ trong bài thơ
Phương pháp:
- Đọc bài thơ - Ôn lại kiến thức cũ - Áp dụng vào bài thơ => biện pháp tu từ trong bài thơ Lời giải: Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh + so sánh “Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất” Tác dụng: chỉ người chiến sĩ đã hi sinh trong chiến đấu, nhưng sự ra đi của họ nhẹ nhàng, bình yên, thanh thản như một giấc ngủ, qua đó, giảm nhẹ đi nỗi đau thương, mất mát. Câu 9. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc? Phương pháp: - Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc. Lời giải: - Những gì chúng ta đang có và hưởng thụ ngày hôm nay đều nhờ vào những hi sinh, cống hiến của thế hệ trước. Vì vậy, chúng ta cần sống có trách nhiệm, trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn hết mình cống hiến, phụng sự Tổ quốc bằng cách chăm chỉ học tập, lao động, sáng tạo,... Câu 10. Từ hai dòng thơ: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ?
Phương pháp:
- Đọc bài thơ - Vận dụng kỹ năng đọc hiểu - Áp dụng vào bài thơ => cảm nhận về nhân vật “em”: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”. Lời giải: Để đất nước của chúng ta được như ngày hôm nay, biết bao con người đã anh dũng hi sinh. Họ là những con người vô danh trong hàng ngàn người chiến sĩ anh dũng: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng". Trong bài thơ “Khoảng trời, hố bom”, người con gái mở đường ra đi nhưng “em” đã thành công dẫn lối, mở đường cho tương lai tươi sáng của dân tộc. “Em” ra đi thầm lặng, dù không ai nhớ mặt, đặt tên nhưng những con người như “em” đã làm nên đất nước và được mọi người ghi nhớ công ơn. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7. Thơ tự do
|
Soạn văn 10 Cánh Dièu bài Đất nước. Bài thơ là tâm trạng luyến nhớ về mùa thu Hà Nội. Tiếp theo là cảm xúc về mùa thu, suy nghĩ về đất nước, con người Việt Nam. Cuối cùng nhà thơ nhận thức tình yêu quê hương – đất nước, ý thức căm thù và quật khởi quật cường.
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Bài thơ khắc họa hiện thực về cuộc sống khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của những người lính trên quần đảo Trường Sa. Đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, lãng mạn hào hoa của những người lính trẻ.
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Đi trong hương tràm. Bài hát “Đi trong hương tràm” với âm điệu nhẹ nhàng, da diết đã gợi ra không gian thiên nhiên tươi đẹp cùng mối tình yêu thuỷ chung, đằm thắm của anh và em.
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Mùa hoa mận. Bài thơ là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả.