Bài 1.67 trang 47 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10Cho ba lực Cho ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} = \overrightarrow {MA} ,\overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {MB} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {MC} \) cùng tác động vào một vật tại điểm M và vật đứng yên. Cho biết cường độ của \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_12}}\) đều là 100 N và \(\widehat {AMB} = {60^0}\) a) Đặt \(\overrightarrow {ME} = \overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} \). Tính độ dài của đoạn ME b) Tìm cường độ và hướng của lực \(\overrightarrow {{F_3}} \) Gợi ý làm bài (Xem hình 1.75) a) Vật đứng yên là do \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \) Vẽ hình thoi MAEB ta có: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {ME} \) Tam giác MAB là tam giác đều có đường cao \(MH = {{100\sqrt 3 } \over 2}\) Suy ra \(ME = 100\sqrt 3 \) b) Lực \(\overrightarrow {{F_4}} = \overrightarrow {ME}\) có cường độ là \(100\sqrt 3 N\) Ta có \(\overrightarrow {{F_4}} + \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow 0 \), do đó \(\overrightarrow {{F_3}} \) là vec tơ đối của \(\overrightarrow {{F_4}} \). Như vậy \(\overrightarrow {{F_3}} \) có cường độ là \(100\sqrt 3 N\) và ngược hướng với vec tơ \(\overrightarrow {ME} \) Sachbaitap.net
Xem lời giải SGK - Toán 10 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Đề toán tổng hợp
|
Cho tứ giác ABCD.Gọi M, N, P và Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Chứng minh rằng:
Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
Cho tam giác ABC. Gọi I là trung điểm của BC, K là trung điểm của BI.