Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 20, 21, 22, 23, 24, 25 trang 12 SGK Toán 8 tập 1 - Luyện tập

Giải bài 20, 21, 22, 23, 24, 25 trang 12 SGK Toán 8 tập 1 bài Luyện tập. Bài 21. Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

Bài 20 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1

Câu hỏi:

Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau:

\({x^2} + 2xy + 4{y^2} = {\left( {x + 2y} \right)^2}\)

Phương pháp:

Áp dụng bình phương của một tổng.

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải:

Kết quả trên sai.

Ta có: (x + 2y)2 = x2 + 2.x.2y + 4y2 = x2 + 4xy + 4y2 ≠ x2 + 2xy + 4y2.

Bài 21 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1

Câu hỏi:

Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) \(9{x^2}-6x + 1\);                           

b) \({\left( {2x{\rm{ }} + {\rm{ }}3y} \right)^2} + 2.\left( {2x + 3y} \right) + 1\).

Hãy nêu một đề bài tương tự.

Phương pháp:

Áp dụng bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu.

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

Lời giải:

a) 9x2 – 6x + 1

= (3x)2 – 2.3x.1 + 12

= (3x – 1)2 (Áp dụng hằng đẳng thức (2) với A = 3x; B = 1)

b) (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y) + 1

= (2x + 3y)2 + 2.(2x + 3y).1 + 12

= [(2x + 3y) +1]2 (Áp dụng hằng đẳng thức (1) với A = 2x + 3y ; B = 1)

= (2x + 3y + 1)2

c) Đề bài tương tự:

Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc hiệu :

4x2 – 12x + 9

(2a + b)2 – 4.(2a + b) + 4.

Bài 22 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1

Câu hỏi:

Tính nhanh:

a. \({101^2};\) 

b. \({199^2};\) 

c. \(47.53\)

Phương pháp:

a.

Áp dụng:

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

b. 

Áp dụng:

\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

c. 

Áp dụng:

\({A^2} - {B^2} = \left( {A + B} \right)\left( {A - B} \right)\)

Lời giải:

a) 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100 + 1 = 10000 + 200 + 1 = 10201

b) 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.200 + 1 = 40000 – 400 + 1 = 39601

c) 47.53 = (50 – 3)(50 + 3) = 502 – 32 = 2500 – 9 = 2491.

Bài 23 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1

Câu hỏi:

Chứng minh rằng:

\({\left( {a + b} \right)^2} = {\left( {a - b} \right)^2} + 4ab;\)

\({\left( {a - b} \right)^2} = {\left( {a + b} \right)^2} - 4ab.\)

Áp dụng:

a) Tính \({\left( {a - b} \right)^2}\), biết \(a + b = 7\) và \(a . b = 12.\)

b) Tính \({\left( {a + b} \right)^2}\), biết \(a - b = 20\) và \(a . b = 3.\)

Phương pháp:

Áp dụng bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu để biến đổi vế trái hoặc vế phải của từng đẳng thức, đưa về bằng vế còn lại.

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

Lời giải:

+ Chứng minh (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab

Ta có:

VP = (a – b)2 + 4ab = a2 – 2ab + b2 + 4ab

      = a2 + (4ab – 2ab) + b2

      = a2 + 2ab + b2

      = (a + b)2 = VT (đpcm)

+ Chứng minh (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab

Ta có:

VP = (a + b)2 – 4ab = a2 + 2ab + b2 – 4ab

      = a2 + (2ab – 4ab) + b2

      = a2 – 2ab + b2

      = (a – b)2 = VT (đpcm)

+ Áp dụng, tính:

a) (a – b)2 = (a + b)2 – 4ab = 72 – 4.12 = 49 – 48 = 1

b) (a + b)2 = (a – b)2 + 4ab = 202 + 4.3 = 400 + 12 = 412

Bài 24 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1

Câu hỏi:

Tính giá trị của biểu thức \(49{x^2}-70x + 25\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(x = 5\);                               b) \(x = \dfrac{1}{7}\).

Phương pháp:

Áp dụng bình phương của một hiệu, sau đó thay lần lượt từng giá trị của \(x\) để tính giá trị của biểu thức.

Lời giải:

Bài 25 trang 12 SGK Toán lớp 8 tập 1

Câu hỏi:

Tính:

a. \({\left( {a + b + c} \right)^2}\);

b. \({\left( {a + b - c} \right)^2}\);

c. \({\left( {a - b - c} \right)^2}\) 

Phương pháp:

Áp dụng bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu.

\({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

\({\left( {A - B} \right)^2} = {A^2} - 2AB + {B^2}\)

Lời giải:

a) (a + b + c)2

= [(a + b) + c]2

= (a + b)2 + 2(a + b)c + c2

= a2 + 2ab + b2 + 2ac + 2bc + c2

= a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ac

b) (a + b – c)2

= [(a + b) – c]2

= (a + b)2 – 2(a + b)c + c2

= a2 + 2ab + b2 – 2ac – 2bc + c2

= a2 + b2 + c2 + 2ab – 2bc – 2ac

c) (a – b – c)2

= [(a – b) – c]2

= (a – b)2 – 2(a – b)c + c2

= a2 – 2ab + b2 – 2ac + 2bc + c2

= a2 + b2 + c2 – 2ab + 2bc – 2ac. 

Sachbaitap.com